tailieunhanh - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bòn bon

Cây Bòn bon có tên khoa học:Lansium domesticum, là loài cây ăn trái nhiệt đới thuộc họ Xoan. Bòn bon có nguồn gốc từ bán đảo Mã Lai, nhưng hiện nay cây này phổ biến trồng khắp vùng Đông Nam Á và Nam Á. Cây Bòn bon là dạng cây trung bình, cao khoảng 10-15m, có hoa lưỡng tính, màu vàng nhạt mọc thành chùm hoặc dây. | Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bòn bon Cây Bòn bon có tên khoa học:Lansium domesticum, là loài cây ăn trái nhiệt đới thuộc họ Xoan. Bòn bon có nguồn gốc từ bán đảo Mã Lai, nhưng hiện nay cây này phổ biến trồng khắp vùng Đông Nam Á và Nam Á. Cây Bòn bon là dạng cây trung bình, cao khoảng 10-15m, có hoa lưỡng tính, màu vàng nhạt mọc thành chùm hoặc dây. Cây kết trái hình tròn, đường kính khoảng 5cm, vỏ dẻo. Cơm Bòn bon màu trắng đục, có khi gần như trong suốt, chia thành 5-6 múi, mỗi múi có một hột. Vị Bòn bon hơi chua, khi chín thì ngọt hơn. Hột Bòn bon rất đắng, khó tách khỏi cơm nên người ăn có khi nuốt luôn cả múi để tránh nhằn hột. Trong năm Bòn bon chín vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. 1. Kỹ thuật trồng cây: - Khoảng cách cây và hàng trồng Bòn bon thích hợp nhất là 6m x 6m. Ở vùng đất phì nhiêu có thể trồng khoảng cách 7m x 7m hoặc 8m x 8m. Cây Bòn bon có thể trồng xen với cây ăn quả khác như măng cụt, sầu riêng, chôm chôm nên chọn trồng cây cách nhau khoảng 10m xen theo khoảng cách của sâu riêng, chôm chôm, măng cụt - Bòn bon là loại cây ăn ưa mát, ưa bóng râm. Vì thế khi trồng bòn bon nhà vườn nên có kế hoạch chuẩn bị cây tạo bóng râm. Cây cho bóng mát ngắn ngày phù hợp và dễ trồng nhất là cây chuối. Khi trồng chuối chúng ta có thể tận dụng thân chuối hoặc lá chuối phủ gốc giữ ẩn vào mùa nắng. Tuy nhiên không nên để chuối nảy con nhiều, mỗi gốc nên để 2-3 cây là vừa. Ngoài những cây ăn quả trồng xen như trên, nhà vườn cũng có thể trồng xen cây bòn bon với cây dừa, vừa tạo bóng mát và có thể tận dụng được nguồn thu nhập ổn định. - Chuẩn bị hố trồng: Hố trồng được đào với dạng vuông 60cm x 60cm, sâu 60 - 70cm. Trong mỗi hố nên bón thêm 10 kg phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai. Sau đó tưới đẫm nước (hoặc có ít nhất 2 đến 3 cơn mưa) cho hỗn hợp đất và phân phân hủy nhanh. - Ở những nơi thoát nước tốt như đất đỏ basalt, đất thịt pha cát chỉ cần lấp đầy hố để sau khi tưới nước, đất lún xuống mặt hố sẽ hơi thấp hơn mặt đất bình thường khoảng 10 - 15 cm. Đối với vùng đất thoát nước kém thì phải lấp đất cao hơn mặt hố từ 10 - 15 cm, sau khi tưới nước, đất lún xuống bằng mặt đất tự nhiên là vừa. - Riêng đối với đất phù sa đồng bằng Sông Cửu Long, tùy mực nước mà đắp ụ hoặc lên liếp tối thiểu 40-50 cm so với mực nước thường xuyên ngập. Hố trồng phải chuẩn bị xong trước khi trồng cây ít nhất là 20 ngày. - Trồng cây: Dùng cuốc đào lỗ giữa hố trồng, có thể phun thêm thuốc diệt nấm vào hố trồng cây. Trước khi trồng cây nên tháo đáy túi nylon xem xét thật kỹ bộ rễ: cắt bỏ những rễ cong, xấu ngoài bầu đất. Dùng tay vun đất và ấn đất nhẹ xung quanh gốc, không được dùng chân đạp đất. 2. Chăm sóc cây: - Cây bòn bon là loại cây ẩm ướt, nên vào mùa khô nên tưới cây thường xuyên. Mặt khác, cây cũng dễ chết do úng nước ở gốc, vì vậy cũng phải theo dõi để kịp thời cho thoát nước, nhất là những vụ mưa dầm kéo dài. Nên bón lót thêm phân trong năm đầu khi trồng cây và chia thành nhiều lần bón để cây hấp thu hiệu quả. - Đặc biệt cần chú ý đến các loại sâu bệnh có khả năng phá hoại lá, thân cây như các loại sâu ăn lá, sâu cắn vỏ cây, đục thân,.và bệnh thối rễ nguy hại cho cây con, để kịp thời xử lý. Làm vệ sinh dọn dẹp cỏ rác trong vườn cho thông thoáng, nhằm xóa bỏ môi trường sống của sâu. Thu dọn sạch sẽ gốc cây, cắt bỏ tất cả các cuống chùm trái còn sót trên cây sau khi thu họach. - Thường xuyên quét dọn quanh gốc cây, đừng để úng nước hoặc độ ẩm quá cao, giảm bỏ phân chuồng, nhất là đang ở thời kỳ mùa mưa lớn.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN