Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hướng quảng cáo về tiêu dùng lành mạnh
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Hoạt động quảng cáo trên báo chí cần được xem như một hoạt động văn hóa giao tiếp, chứ không đơn thuần chỉ mang tính kinh tế hay chỉ tuân thủ theo quy luật cung cầu đơn thuần. Nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ khi quảng cáo nên thông tin về sản phẩm đến người tiêu dùng một cách có văn hóa, và hãy để người tiêu dùng tự đánh giá về chất lượng sản phẩm theo phương thức “hữu xạ tự nhiên hương”. Văn hóa quảng cáo Bất cứ một mẩu thông tin nào trên báo chí. | Hướng quảng cáo về tiêu dùng lành mạnh Hoạt động quảng cáo trên báo chí cần được xem như một hoạt động văn hóa giao tiếp chứ không đơn thuần chỉ mang tính kinh tế hay chỉ tuân thủ theo quy luật cung cầu đơn thuần. Nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ khi quảng cáo nên thông tin về sản phẩm đến người tiêu dùng một cách có văn hóa và hãy để người tiêu dùng tự đánh giá về chất lượng sản phẩm theo phương thức hữu xạ tự nhiên hương . Văn hóa quảng cáo Bất cứ một mẩu thông tin nào trên báo chí cũng là một kênh thông tin văn hóa đại diện cho tiếng nói chung của cộng đồng phản ánh sự vận động của phát triển xã hội cho nên ngoài chức năng truyền tải thông tin nó còn có chức năng định hướng xã hội và giáo dục đạo đức lối sống xã hội. Quảng cáo trên báo chí không nằm ngoài quy luật này. Mục tiêu đầu tiên của quảng cáo là thông tin sâu rộng vào đại chúng chủ yếu là giới thiệu quảng bá với công chúng về các loại hình dịch vụ sản phẩm cần thúc đẩy giao dịch trên thị trường. Hơn thế hoạt động quảng cáo trên báo chí còn có mục tiêu cao hơn đó là góp phần định hướng thị hiếu tiêu dùng hướng công chúng đến một nền văn hóa tiêu dùng lành mạnh. Đây chính là tố chất văn hóa của lĩnh vực quảng cáo. Trước đây người tiêu dùng không mấy có thiện cảm với quảng cáo do có hiện tượng phóng đại tính năng hay chất lượng sản phẩm qua quảng cáo. Người tiêu dùng luôn có ý thức về việc lựa chọn sản phẩm tối ưu do vậy họ có quyền đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải đạt chuẩn. Khi điều đó không là hiện thực họ sẽ đánh giá tiêu cực về quảng cáo. Tuy chưa phải là điều tra xã hội học song một cuộc thăm dò bỏ túi cho thấy chỉ khoảng 1 3 số người đọc báo có thói quen thường xuyên đọc các thông tin quảng cáo số còn lại chỉ đọc khi có nhu cầu. Người đọc tùy vào thành phần xã hội lại lựa chọn loại thông tin được quảng cáo chẳng hạn người trẻ chọn việc học - việc làm và giải trí giới trung niên chọn các mục quảng cáo nhà đất tài sản trong khi phụ nữ lại chuộng các thông tin về các loại hình dịch vụ thẩm mỹ mua sắm. .