Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
TRANH IN VIỆT NAM
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Quá trình hội nhập quốc tế là quá trình hoà mình của một quốc gia vào cộng đồng lớn hơn thông qua những giao lưu, tiếp biến về kinh tế, xã hội và văn hoá. Cuộc tiếp xúc giữa bên trong với bên ngoài của mỹ thuật Việt Nam thời nay không phải lần hội nhập quốc tế đầu tiên. Trước năm 1945 mỹ thuật nước ta đã từng tiếp cận với mỹ thuật Pháp, Nhật Bản. Từ 1945 đến thời điểm bắt đầu tiến hành Đổi Mới mỹ thuật Việt Nam đã mở rộng hơn qua tiếp thu,. | TRANH IN VIỆT NAM PHẠM KHẮC QUANG Hà Nội Nhà lồng 2007. Khắc gỗ bồi cuộn trục 150x100cm Quá trình hội nhập quốc tế là quá trình hoà mình của một quốc gia vào cộng đồng lớn hơn thông qua những giao lưu tiếp biến về kinh tế xã hội và văn hoá. Cuộc tiếp xúc giữa bên trong với bên ngoài của mỹ thuật Việt Nam thời nay không phải lần hội nhập quốc tế đầu tiên. Trước năm 1945 mỹ thuật nước ta đã từng tiếp cận với mỹ thuật Pháp Nhật Bản. Từ 1945 đến thời điểm bắt đầu tiến hành Đổi Mới mỹ thuật Việt Nam đã mở rộng hơn qua tiếp thu trao đổi nghề nghiệp với các họa sỹ từ các nước XHCN. Nhìn chung những tiếp cận quốc tế đó chủ yếu diễn ra một chiều - chúng ta học hỏi họ là chính và trong không gian giới hạn. Mặc dù vậy những tiếp biến thẩm mỹ và kỹ thuật trong các giai đoạn ấy đã góp phần làm phong phú hơn các bộ môn mỹ thuật nước ta. Trong bối cảnh chung của lịch sử phát triển mỹ thuật Việt Nam nghệ thuật tranh in có một con đường riêng của nó - luôn gắn chặt với việc giải quyết vấn đề tính dân tộc và tính chuyên nghiệp theo chuẩn mực quốc tế. Qua quá trình tiếp biến tranh in quốc tế các họa sỹ Việt Nam đã nắm bắt được những kỹ thuật chế bản và in ấn mới như in đá trong thời kỳ Kháng chiến chống Pháp khắc kim loại vào thập kỷ 1970 qua các chuyên gia nước ngoài và các họa sỹ từng du học ở các nước XHCN . Nhưng thật đáng tiếc là sự phát triển các kỹ thuật mới cũng như cập nhật các xu hướng mới trong tranh in nước ta cho đến cuối thế kỷ XX vẫn chỉ mang tính thử nghiệm lẻ tẻ đứt đoạn. Bên cạnh đó tranh khắc gỗ với truyền thống dân gian dân tộc lâu đời cũng chưa vươn lên được mức chuyên nghiệp thực sự theo tầm của nghệ thuật tranh khắc thế giới. Trong lĩnh vực này các hoạ sỹ tranh khắc gỗ Trung Quốc Hàn Quốc Nhật Bản hay Thái Lan đã nhanh nhạy hơn chúng ta để ghi dấu ấn của mình vào lịch sử tranh in của nhân loại giai đoạn từ sau Thế Chiến Thứ Hai đến nay. Họ đã bám sát được ngay những bước đi của tranh in quốc tế trong xu hướng nghệ thuật công nghệ in và quy ước trình bày bản in.