Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nguyên lý bất định

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Thành công của nhiều lý thuyết khoa học mà đặc biệt là lý thuyết hấp dẫn của Newton đã đưa nhà khoa học Pháp, hầu tước Laplace, vào thế kỷ 19 tới lập luận rằng vũ trụ là hoàn toàn tất định. | LƯỢC SỬ THỜI GIAN - Nguyên lý bất định Thành công của nhiều lý thuyết khoa học mà đặc biệt là lý thuyết hấp dẫn của Newton đã đưa nhà khoa học Pháp hầu tước Laplace vào thế kỷ 19 tới lập luận rằng vũ trụ là hoàn toàn tất định. Ông cho rằng có một tập hợp các định luật khoa học cho phép chúng ta tiên đoán được mọi chuyện xảy ra trong vũ trụ miễn là chúng ta phải biết được trạng thái đầy đủ của vũ trụ ở một thời điểm. Ví dụ nếu chúng ta biết vị trí và vận tốc của mặt trời và các hành tinh ở một thời điểm thì chúng ta có thể dùng các định luật Newton tính được trạng thái của hệ mặt trời ở bất kể thời điểm nào khác. Quyết định luận dường như khá hiển nhiên trong trường hợp này nhưng Laplace còn đi xa hơn nữa ông cho rằng có những qui luật tương tự điều khiển mọi thứ khác nữa kể cả hành vi của con người. Học thuyết về quyết định luận khoa học đã bị chống đối rất mạnh bởi nhiều người những người cảm thấy rằng nó xâm phạm đến sự tự do can thiệp của Chúa vào thế giới này nhưng nó vẫn còn một sứ mạng với tính cách là tiêu chuẩn của khoa học cho tới tận đầu thế kỷ này. Một trong những chỉ dẫn đầu tiên cho thấy niềm tin đó cần phải vứt bỏ là khi những tính toán của hai nhà khoa học Anh huân tước Rayleigh và ngài James Jeans cho kết quả là một đối tượng hay vật thể nóng chẳng hạn một ngôi sao cần phải phát xạ năng lượng với tốc độ vô hạn. Theo những định luật mà người ta tin là đúng ở thời gian đó thì một vật thể nóng cần phải phát ra các sóng điện từ như sóng vô tuyến ánh sáng thấy được hoặc tia X như nhau ở mọi tần số. Ví dụ một vật thể nóng cần phải phát xạ một lượng năng lượng như nhau trong các sóng có tần số nằm giữa một và hai triệu triệu sóng một giây cũng như trong các sóng có tần số nằm giữa hai và ba triệu triệu sóng một giây. Và vì số sóng trong một giây là không có giới hạn nên điều này có nghĩa là tổng năng lượng phát ra là vô hạn. Để tránh cái kết quả rõ ràng là vô lý này nhà khoa học người Đức Max Planck vào năm 1900 đã cho rằng ánh sáng tia X và các sóng khác