Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nguyễn Quán Nho - Tấm gương khổ học thành tài

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nguyễn Quán Nho, quê ở làng Văn Hà (Thiệu Hóa, Thanh Hóa), đỗ tiến sĩ năm 30 tuổi, từng giữ tới chức tể tướng với gần 50 năm phò tá bốn đời vua Lê. Đến nay, dân gian vẫn còn truyền tụng nhiều câu chuyện về lòng ham học, khổ luyện thành tài của ông. Theo Lịch triều hiến chương loại chí, những người phò tá có công lao tài đức, đời Lý trị vì 215 năm được xếp có bốn người. Đời Trần suốt 175 năm có 10 người; đời Lê Sơ: 18; đời Mạc: 1; đời Lê. | M.T Ã r Ml m Ấ Nguyễn Quán Nho - Tâm gương khổ học thành tài Nguyễn Quán Nho quê ở làng Văn Hà Thiệu Hóa Thanh Hóa đỗ tiến sĩ năm 30 tuổi từng giữ tới chức tể tướng với gần 50 năm phò tá bốn đời vua Lê. Đến nay dân gian vẫn còn truyền tụng nhiều câu chuyện về lòng ham học khổ luyện thành tài của ông. Theo Lịch triều hiến chương loại chí những người phò tá có công lao tài đức đời Lý trị vì 215 năm được xếp có bốn người. Đời Trần suốt 175 năm có 10 người đời Lê Sơ 18 đời Mạc 1 đời Lê Trung Hưng 39. Trong số 39 người phò tá có công lao tài đức thuộc đời Lê Trung Hưng khoảng 200 năm có Tể tướng Nguyễn Quán Nho. Ông quê ở làng Văn Hà nay là làng văn hóa Dương Hòa xã Thiệu Hưng huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa. Năm 19 tuổi ông đỗ cử nhân 25 tuổi đã giữ chức Tả thị lang. Vừa làm vừa học năm 30 tuổi ông đỗ tiến sĩ sau đó giữ nhiều trọng trách như Đô đốc liên tỉnh Hải Dương - Quảng Ninh. Do có công lao đóng góp khi về triều ông được cử làm phó Đô ngự sử Thượng thư bộ Binh bộ Lễ bộ Lại. Phụ trách những khoa thi cao nhất của triều đình để tuyển chọn hiền tài dạy dỗ ấu chúa. Ông được triều đình tin dùng cử đi sứ Trung Quốc nhiều lần v.v. Phò tá bốn đời vua với thời gian gần 50 năm trong đó có 11 năm làm tể tướng ông đã có vai trò lớn xây dựng triều vua hưng thịnh Lê Hy Tông dài 30 năm . Năm 70 tuổi ông về hưu tại quê nhà một năm sau thì mất được triều đình phong tặng tước Quận công được nhân dân đương thời ca tụng Tể tướng Văn Hà thiên hạ âu ca . Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra quyết định công nhận mộ và đền thờ ông tại quê nhà là di tích lịch sử. Bằng nguồn kinh phí của Nhà nước và dòng họ đóng góp đền thờ mới của ông ngay trên nền đền thờ cũ đã khánh thành cuối năm 1999. Điều ít người biết tới đó là bức chân dung vẽ ông đang ngồi có tỷ lệ bằng người thật mà dòng họ đã lưu giữ được hơn 300 năm nay. Bức tranh do một nữ họa sĩ nhà Thanh xúc cảm trước sứ thần nước Đại Việt có dung mạo tuyệt đẹp mà vung nét bút. Cuộc đời Tể tướng Nguyễn Quán Nho là tấm gương sáng khổ học thành tài. .