Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tìm hiểu về môn học thuế phần 7
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
- Tài sản khác với thu nhập và vốn. Thu nhập là lượng của cải mà chủ thể thu được trong một thời kỳ nhất định; còn tài sản tại một thời điểm có bao gồm tất cả các thu nhập trong quá khứ. | Shared by Clubtaichinh.net -- Website Chia setai lieu mien phi Bài giảng môn học Thuế 103 Ths. ĐOÀN TRANH - Tài sản khác với thu nhập và vốn. Thu nhập là lượng của cải mà chủ thể thu được trong một thời kỳ nhất định còn tài sản tại một thời điểm có bao gồm tất cả các thu nhập trong quá khứ. Tài sản sẽ trở thành vốn khi nó tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh còn tài sản cất giử không dùng vào kinh doanh sinh lời thì chỉ là vốn tiềm năng. 2. Thuế tài sản và đặc điểm Thuế tài sản là tên gọi để chỉ các sắc thuế lấy tài sản làm đối tượng đánh thuế. Đây là loại thuế được ra đời sớm nhất trong lịch sử nhân loại. Hình thức thuế tài sản đầu tiên là thuế đất. Ban đầu đất đai là tài sản duy nhất có giá trị được chọn làm đối tượng tính thuế. Dần dần cùng với sự phát triển nhiều tài sản khác cùng xuất hiện và đem lại lợi ích và từ đó hình thành các sắc thuế tài sản khác. Thuế tài sản được thể hiện dưới nhiều hình thức với tên gọi khác nhau như thuế mua tài sản thuế nhà thuế đất thuế đăng ký tài sản thuế chuyển nhượng tài sản. Đặc điểm của thuế tài sản Thuế tài sản là loại thuế dựa trên quan điểm đánh thuế theo lợi ích. Những người được hưởng lợi ích nhiều thì phải nộp thuế nhiều hơn. Điều này xuất phát từ thực tế là nhiều loại tài sản được bảo tồn phát triển và sinh lợi là do được thừa hưởng rất nhiều từ các dịch vụ công cộng của nhà nước. Ví dụ giá trị đất có thể tăng lên rất nhiều nhờ việc mở đường phát triển hệ thống điện nước điên thoại các công trình vui chơi giải trí. mà không cần một sự đầu tư nào của chủ sở hữu. Bên cạnh đó nhà nước bảo vệ tài sản của chủ sở hữu bằng cách công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản quyền thừa kế bảo vệ tài sản trong trường hợp bị mất cắp.Như thế người có tài sản cần phải đóng góp một khoản tiền nhất định cho nhà nước để thực hiện các chi phí công cộng. Từ luận điểm này việc đánh thuế tài sản thường được xem xét trên giá trị lợi ích khác nhau về các dịch vụ công cộng mà từng chủ tài sản đã được hưởng. Thuế tài sản mang tính chất là .