Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sự hình thành và phát triển văn hóa học ở nước ngoài - PGS.TS. Nguyễn Tri Nguyên
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết tiến hành khái quát lại quá trình hình thành và phát triển của văn hóa học ở nước ngoài, trải qua các giai đoạn như: Văn hóa học ở Mỹ nửa đầu thế kỷ XX; ở miền Tây nước Mỹ những năm 70 và 80 tân chủ nghĩa lịch sử; nghiên cứu văn hoá ở Anh (cutural studies); lịch sử tâm thức (những năm 60 ở Pháp); quan điểm và chương trình đào tạo văn hoá học ở Đức; văn hoá học ở Nga - những năm chín mươi. | SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỄN VĂN HÓA HỌC Ở NƯỚC NGOÀI PGS.TS. Nguyễn Tri Nguyên Viện Văn hóa - Thông tin HN I. Văn hóa học ở Mĩ - nửa đầu thế kỷ XX 1. 1. R. Linton - dự báo một khoa học mới về văn hóa Nhà nhân học người Mỹ nổi tiếng Ralph Linton từ năm 1945 trong một công trình có tựa đề Cá nhân xã hội và văn hoá - những khái niệm khoa học xã hội có tính liên ngành đã dự báo sự ra đời khoa học này. Vàỏ thời đại mình ông chưa định danh cho nó nhưng khi nghiên cứu các khái niệm cá nhân xã hội và văn hóa ông nhận thấy chính bản thân các khái niệm này đã có tính liên ngành. Chẳng hạn cá nhân chỉ có thể hình thành trong những điều kiện xã hội và văn hoá nhất định nhưng cá nhân bằng những nhu cầu và năng lực của nó tạo ra những cơ sở của mọi hiện tượng xã hội và văn hoá. Và xã hội là những nhóm cá nhân được tổ chức lại. Còn văn hoá là những kết cục cuối cùng của những ứng xử có tổ chức được lặp lại của các thành viên xã hội. Dường như trong việc nghiên cứu các đối tượng này đã có một sự phân công từ trước như một tiền định tâm lí học thì nghiên cứu cá nhân xã hội học thì nghiên cái xã hội cộng đồng và nhân học thì nghiên cứu văn hoá. Bản thân đối tượng nghiên cứu đã có tính liên ngành tất sẽ đòi hỏi phương pháp nghiên cứu cũng phải có tính liên ngành. Ralph Linton một nhà nhân học bậc thầy người Mĩ ngay từ năm 1945 đã nhận thấy điều không ổn này và dự báo Có một điều ngày càng nổi rõ rằng cá nhân xã hội và văn hoá được gắn kết với nhau mật thiết đến như thế và sự liên kết của chúng liên tục như thế. Nhà nghiên cứu mà chỉ tìm cách làm việc nhằm vào một lĩnh vực không có mối liên quan nào đến hai lĩnh vực kia thì sẽ bị bế tắc. Vẫn còn mãi không gian cho các chuyên gia và những mối quan tâm có thể giải nghĩa để đưa kết quả nghiên cứu ra khỏi sự chia cắt của các chuyên ngành khác nhau. Tuy nhiên chắc chắn người ta sẽ không sai khi bắt đầu dự báo rằng những năm sắp tới sẽ được dùng vào việc hình thành một khoa học về sự ứng xử của con người mà khoa học này thống nhất được các