Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo cáo khoa học: Đặc điểm vật liệu hữu cơ trong tầng trầm tích miocene dưới ở bể Cửu Long

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Hiện nay lượng dầu khí đã khai thác ở bể Cửu Long, đánh giá là được sinh ra chủ yếu từ vật liệu hữu cơ (VLHC) chứa trong các trầm tích Oligocene. Trong thời kỳ Miocene sớm, một số nghiên cứu cho rằng vật liệu hữu cơ chứa trong các tập trầm tích sét không đạt tiêu chuẩn đá mẹ, hoặc là đá mẹ rất nghèo. Liệu trầm tích tầng Miocene dưới trong khu vực có vai trò cung cấp sản lượng vào bẫy hay không chính là vấn đề tác giả quan tâm và muốn nghiên cứu chi. | Science Technology Development Vol 12 No.10- 2009 ĐẶC ĐIỂM VẬT LIỆU HỮU CƠ TRONG TẦNG TRẦM TÍCH MIOCENE DƯỚI Ở BỂ CỬU LONG Bùi Thị Luận Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQG-HCM Bài nhận ngày 08 tháng 01 năm 2009 hoàn chỉnh sửa chữa ngày 21 tháng 07 năm 2009 TÓM TĂT Hiện nay lượng dầu khí đã khai thác ở bể Cửu Long đánh giá là được sinh ra chủ yếu từ vật liệu hữu cơ VLHC chứa trong các trầm tích Oligocene. Trong thời kỳ Miocene sớm một số nghiên cứu cho rằng vật liệu hữu cơ chứa trong các tập trầm tích sét không đạt tiêu chuẩn đá mẹ hoặc là đá mẹ rất nghèo. Liệu trầm tích tầng Miocene dưới trong khu vực có vai trò cung cấp sản lượng vào bẫy hay không chính là vấn đề tác giả quan tâm và muốn nghiên cứu chi tiết hơn. Tầng đá mẹ Miocene dưới là các tập sét chứa vật chất hữu cơ được phân loại là trung bình tổng cacbon hữu cơ TOC 0.64-1.32 trung bình là 0.94 kerogen kiểu III chủ yếu sinh khí và ít dầu. Trầm tích Miocene dưới chứa vật liệu hữu cơ có nguồn gốc môi trường lục địa loại thực vật bậc cao và á lục địa. Do đó tầng trầm tích Miocene dưới đạt tiêu chuẩn của tầng đá mẹ. Song nó chưa phải là tầng sinh. Từ khoá TOC tổng hàm lượng cacbon hữu cơ kerogene vật liệu hữu cơ môi trường lắng đọng trầm tích. 1. GIỚI THIỆU Bể trầm tích Cửu Long nằm chủ yếu trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam và một phần đất liền thuộc khu vực cửa sông Cửu Long. Bể có hình bầu dục vồng ra về phía biển và nằm dọc theo bờ biển Vũng Tàu - Bình Thuận. Bể Cửu Long tiếp giáp với đất liền về phía Tây Bắc ngăn cách với bể Nam Côn Sơn bởi đới nâng Côn Sơn phía Tây Nam là đới nâng Khorat - Natuna và phía Đông Bắc là đới cắt trượt Tuy Hòa ngăn cách với bể Phú Khánh. 2. CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Cơ sở tài liệu Từ năm 1969 công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí được triển khai ở bể Cửu Long như vậy đã 30 năm trôi qua hàng loạt các công tác thực địa khoan nghiên cứu với khối lượng lớn công việc. Để thực hiện nội dung bài báo cáo này tác giả đã thu thập phân tích và tổng hợp các tài liệu sau .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN