Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Điện học (Phần 6)

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

1.6 Mô hình bánh bông lan rắc nho của nguyên tử Dựa trên thí nghiệm của ông, Thomson đề xuất một bức tranh của nguyên tử trở nên nổi tiếng là mẫu bánh bông lan rắc nho. | Bài giảng Điện hoc Phần 6 1.6 Mô hình bánh bông lan rắc nho của nguyên tử Dựa trên thí nghiệm của ông Thomson đề xuất một bức tranh của nguyên tử trở nên nổi tiếng là mẫu bánh bông lan rắc nho. Trong nguyên tử trung hòa l có 4 electron với điện tích tổng cộng -4e nằm trong một hình cẩu bánh bông lan có điện tích 4e rải đều qua nó. Người ta đã biết rằng các phản ứng hóa học không thể biến đổi nguyên tố này thành nguyên tố khác nên trong ngữ cảnh của Thomson mỗi quả cầu bánh của nguyên tố có một bán kính khối lượng và điện tích dương cố định vĩnh cửu khác với quả cầu bánh của nguyên tố khác. Tuy nhiên các electron không phải là đặc điểm cố định của nguyên tử và có thể được nhận thêm hoặc lấy bớt để hình thành nên các ion tích điện. Ví dụ mặc dù ngày nay chúng ta biết rằng nguyên tử trung hòa có bốn electron là nguyên tố beryllium nhưng các nhà khoa học thời đó không biết có bao nhiêu electron có trong những nguyên tử trung hòa khác nhau. l Mô hình bánh bông lan rắc nho của nguyên tử với bốn đơn vị điện tích ngày nay chúng ta biết đây là beryllium. Mô hình này rõ ràng là khác với mô hình mà bạn đã học ở trường phổ thông hoặc qua nền văn hóa cộng đồng của bạn theo đó điện tích dương tập trung tại hạt nhân nhỏ xíu nằm ở chính giữa nguyên tử. Một thay đổi không kém phần quan trọng trong ý tưởng về nguyên tử là sự nhận thức rằng nguyên tử và những hạt hạ nguyên tử thành phần của nó xử sự hoàn toàn khác với các vật có kích thước hàng ngày. Chẳng hạn chúng ta sẽ thấy trong phần sau rằng một electron có thể ở nhiều hơn một nơi tại một thời điểm. Mô hình bánh bông lan rắc nho là một phần của truyền thống lâu dài cố gắng tạo ra mô hình cơ giới của các hiện tượng và Thomson cùng những người đương thời của ông chưa bao giờ đặt vấn đề sự thích đáng của việc xây dựng một mô hình nguyên tử như một cỗ máy với những bộ phận nhỏ bên trong nó. Ngày nay mô hình cơ giới của nguyên tử vẫn được sử dụng ví dụ như bộ lắp ráp mô hình phân tử kiểu đồ chơi mà Watson và Crick đã sử dụng để tìm .