Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sự hình thành giá cả trong nền kinh tế thị trường (phần 3)

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Giá thị trường là hiện tượng kinh tế xuất hiện trong quá trình trao đổi do sự thoả thuận trực tiếp giữa người mua và người bán trên cơ sở nhận thức những điều kiện cụ thể của thị trường, hay nói một cách tồng quát, do các lực lượng cầu và cung quyết định. Giá thị trường nhằm thoả mãn lợi ích kinh tế của cả bên mua lẫn bên bán, là "bàn tay vô hình" điều tiết nền sản xuất xã hội | Sự hình thành và vận động của giá thị trường phản ánh quan hệ cung cầu và sự cân bằng cung cầu. Trong một nền kinh tế có những sản phẩm mà quá trình sản xuất ra chúng chịu nhiều sự chi phối của điều kiện tự nhiên thì quan hệ cung cầu về những sản phẩm này cũng chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên và quy luật phát triển của sinh vật. Đối với loại sản phẩm này, cầu ít co giãn theo giá, nhưng cung chủ yếu xuất hiện ở thời điểm thu hoạch. Tại thời điểm đó, cung hầu như không thay đổi nhưng giá thì lại có thể biến động. Nếu được mùa, giá cả sản phẩm giảm xuống rất nhanh, lợi ích của người sản xuất giảm sút nghiêm trọng. Nếu mất mùa, giá cả tăng nhanh, lợi ích của người tiêu dùng bị ảnh hưởng lớn, nhưng lợi ích của người sản xuất cũng không tăng do không có sản phẩm để bán. Sản phẩm của ngành nông nghiệp là ví dụ điển hình của tình trạng trên. Vì vậy, Nhà nước cần có các biện pháp can thiệp hữu hiệu để bảo vệ lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng, và tạo điều kiện thuận lợi để ngành kinh tế đó hoà nhập vào nền kinh tế thị trường.