Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Những vấn đề thường gặp với bộ nguồn

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bạn hãy hình dung một ngày nào đó nhà bạn bị mất điện? Vâng, mọi thiết bị điện đều sẽ trở thành vô ích nếu nó không được cấp điện. Và máy tính cũng vậy, nếu không có bộ cấp nguồn thì chiếc máy tính cũng chỉ là một đống sắt vụn không hơn không kém. Nếu máy tính có một bộ cấp nguồn không đủ công suất hoặc có chất lượng tồi thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống, nhưng bạn sẽ không thể nào nhận biết được những vấn đề như thế, cho đến khi máy tính của bạn gặp trục. | [Cần biết] Những vấn đề thường gặp với bộ nguồn Bạn hãy hình dung một ngày nào đó nhà bạn bị mất điện? Vâng, mọi thiết bị điện đều sẽ trở thành vô ích nếu nó không được cấp điện. Và máy tính cũng vậy, nếu không có bộ cấp nguồn thì chiếc máy tính cũng chỉ là một đống sắt vụn không hơn không kém. Nếu máy tính có một bộ cấp nguồn không đủ công suất hoặc có chất lượng tồi thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống, nhưng bạn sẽ không thể nào nhận biết được những vấn đề như thế, cho đến khi máy tính của bạn gặp trục trặc. Sau đây là những rắc rối thường gặp với bộ cấp nguồn máy tính: - Một bộ cấp nguồn tốt với đủ công suất có thể đáp ứng nhu cầu của máy tính sẽ giúp đảm bảo độ bền cho nó. Nếu bộ cấp nguồn không tốt có thể gây hiện tượng máy bị treo, ổ cứng xuất hiện cung từ bị lỗi hay xuất hiện phần mềm bị hỏng. Hầu hết những hiện tượng này khó mà biết được lại do chính bộ cấp nguồn gây ra. - Không chỉ vậy, bộ cấp nguồn cũng là thiết bị cung cấp năng lượng cho hệ thống làm mát bên trong thùng máy. Nếu nhiệt độ quá cao đồng nghĩa với tuổi thọ của máy sẽ giảm. Vì thế trong trường hợp này bộ nguồn vẫn đóng một vai trò quan trọng. Các bộ cấp nguồn có chất lượng tốt và còn mới thường tiết kiệm điện năng hơn những bộ cấp nguồn cũ hay có chất lượng tồi. - Công suất của bộ cấp nguồn cũng là một nhân tố quyết định đến khả năng cài đặt một ổ cứng mới hay việc nâng cấp cho bo mạch chủ hay bộ xử lý. Bạn có thể thấy rằng một con CPU Athlon và một bo mạch chủ gắn nó thường tiêu tốn điện năng hơn là con Pentium. Vì thế nếu muốn nâng cấp bạn cần phải tính đến chuyện thay bộ cấp nguồn đủ công suất cho hệ thống mới. - Có một vấn đề đặt ra rằng nên tắt máy tính vào lúc nào? Điều này tùy thuộc vào từng trường hợp và tùy loại máy bạn đang sử dụng nữa. Nếu đó là một máy chủ chất lượng cao thì việc để hoạt động 24 giờ mỗi ngày sẽ không có vấn đề gì nhưng đối với máy tính ở nhà thì khác. Nhiều người thường hay chạy nhiều ứng dụng cùng một lúc nên thích để máy ở chế độ hoạt động qua đêm để không phải tốn thời gian kích hoạt lại các chương trình vào sáng hôm sau. Tuy nhiên cách làm này làm thiết bị mau hỏng hơn, điển hình là các màn hình máy tính. Để máy hoạt động qua đêm mà không dùng đến là lãng phí điện năng, nếu thích, bạn có thể tắt màn hình và cài đặt chương trình quản lý điện năng trong Power Management để tiết kiệm. Một cách khác là bạn sử dụng chế độ “ngủ đông” (Hibernation) thay vì tắt máy. - Trường hợp bạn lại tiết kiệm đến mức thường xuyên tắt máy tính mỗi khi đi đâu đó một lúc, hãy suy nghĩ lại. Các thiết bị sẽ nguội xuống theo nhiệt độ trong phòng và khi bạn khởi động lại máy tính lại thì thiết bị sẽ bị nóng lên rất nhanh. Quá trình này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây hiện tượng sốc nhiệt, khiến cho hệ thống bị lỗi và khiến tuổi thọ của máy tính bị giảm. Tốt nhất bạn chỉ nên tắt máy sau một ngày làm việc để cho các thiết bị có thời gian nghỉ ngơi. Bạn cũng cần lưu ý đến việc làm mát khi để máy hoạt động qua đêm vì hầu hết các văn phòng thường tắt hệ thống máy lạnh khi hết giờ. Ngoài ra, nếu bạn không sử dụng bộ lưu điện thì điện thế không ổn định cũng có thể gây hỏng máy. Vì thế tùy thuộc vào nhu cầu làm việc của bạn mà hãy chọn chế độ tắt mở máy một cách thích hợp.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN