Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sóng vô tuyến

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Vào năm 1865, nhà khoa học người Anh James Maxwell đã dự đoán rằng sóng điện từ sẽ được tạo ra nếu làm cho một điện tích dao động, hay rung qua lại. Những sóng này sẽ truyền bằng vận tốc ánh sáng | SÓNG VÔ TUYẾN Vào năm 1865, nhà khoa học người Anh James Maxwell đã dự đoán rằng sóng điện từ sẽ được tạo ra nều làm cho một điện tích dao động, hay rung qua lại. Những sóng này sẽ truyền bằng vận tốc ánh sáng, 186,000 dặm mỗi giây. Vào 1887, một nhà khoa học người Đức, Heinrich Herts, quả thực đã tạo ra và đo được loại sóng như thế, cái mà bây giờ chúng ta gọi là sóng vô tuyến. Tới năm 1901 nhà phát minh người Ý Guglielmo Marconi đã thành công trong việc gửi tín hiệu qua Đại Tây Dương nhờ sóng điện từ. Con đường bấy giờ mở ra cho vô tuyến, thiết bị truyền âm thanh qua những khoảng cách dài mà không dùng dây dẫn. trong thực tế, trong thời gian đầu radio được gọi là “máy vô tuyến ”. Truyền thông bằng tín hiệu điện đã có được nhờ máy điện báo và điện thoại, nhưng cả hai thiết bị đều yêu cầu việc sử dụng dây dẫn. Máy điện báo gửi một tin mã hóa qua dây dẫn dưới dạng tín hiệu điện, được tạo nên bằng cách tạo ra và ngắt mạch điện ở những khoảng nhất định. Thiết bị nhận biến các tín hiệu thành âm thanh mà sau đó được giải mã. Máy điện thoại thực tế là truyền âm thanh. Âm thanh được tạo ra bởi các dao động gây nhiễu trong không khí gọi là sóng âm. Điện thoại đổi các sóng âm này thành các tín hiệu điện dao động được truyền qua dây dẫn và sau đó lại đổi thành âm thanh bởi thiết bị nhận. Với radio thì không cần dây cáp và dây dẫn đắt tiền. Sóng âm truyền đi ở tốc độ cao của ánh sáng qua những khoảng cách dài, và có thể mang âm thanh bởi vì chúng có thể được biến điệu, hay biến đổi, bởi các tín hiệu điện có từ các sóng âm chậm hơn. Tất cả các sóng đều có đặc tính về biên độ và tần số. Bắt đầu từ một điểm cân bằng, hay giá trị 0, một sóng dao động qua lại,đạt đến hai cực; khi trở về điểm cân bằng, nó hoàn tất một chu trình. Điểm cao nhất mà sóng đạt tới được gọi là đỉnh sóng, và điểm thấp được chân sóng. Biên độ là chiều cao của sóng được đo từ giá trị 0 đến đỉnh của nó. Tần số của sóng là số chu trình được tạo ra trong mỗi giây. Sóng vô tuyến từ một dây angten dẫn có thể truyền đi theo một hoặc hơn một trong ba cách. Sóng bề mặt hay sóng đất có thể truyền theo độ cong của bề mặt trái đất. Cự li của nó bị giới hạn (1500km ở tần số thấp) chủ yếu mức năng lượng được mặt đất hấp thụ từ nó. Sóng trời truyền đi về hướng bầu trời và, nếu nó thấp hơn tấn số tới hạn (điển hình là 30 MHz), được đưa trở lại trái đất bởi tầng điện li. Khi đập vào trái đất, sóng trời dội trở lại tầng điện li nơi nó lại dần dần bị khúc xạ và đưa trở lại trái đất như thể bởi “phản xạ” cho tới khi nó yếu đi. Sóng trời tần số cao có thể truyền đi hàng ngàn kilomet. Sóng không gian, đưa dòng truyền hình ảnh, hiệu quả đối với VHF, UHF, và các tín hiệu siêu cao tần. Cự li lên tới 150 km có thể đạt đến trên mặt đất nếu dây angten dẫn ở trên bề mặt cao và không có vật cản. Ở vô tuyến, máy tạo dao động tạo ra các dao động làm nên các sóng điện từ. Sóng âm được biến thành các dao động điện được sử dụng để biến điệu những sóng này. Có hai loại biến điệu; biến điệu biên độ (AM), trong đó biên độ của sóng mang bị thay đổi bởi sóng điện do âm thanh tạo ra; và biến điệu tấn số (FM), trong đó tần số của sóng mang bị thay đổi. (Bài khóa được lấy từ cuốn Ngôn ngữ kỹ thuật điện và điện tử bằng tiếng Anh của Eugene J. Hall và Tiếng Anh Oxford dành cho điện tử của Glendinning và John McEwan)