Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM (Kỳ 2)
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Phân loại bệnh tiêu chảy: Tiêu chảy thường được định nghĩa là đi cầu phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần trong 24 giờ. Phân lỏng là phân không thành khuôn, trừ những trẻ bú mẹ, thường đi mỗi ngày một vài lần phân nhão, đối với những trẻ này xác định tiêu chảy thực tế là phải dựa vào tăng số lần hoặc tăng mức độ lỏng của phân mà các bà mẹ cho là bất thường. Người ta đã xác định 3 hội chứng lâm sàng khác nhau của tiêu chảy, thể hiện 3 cơ chế. | TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM Kỳ 2 2. Phân loại bệnh tiêu chảy Tiêu chảy thường được định nghĩa là đi cầu phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần trong 24 giờ. Phân lỏng là phân không thành khuôn trừ những trẻ bú mẹ thường đi mỗi ngày một vài lần phân nhão đối với những trẻ này xác định tiêu chảy thực tế là phải dựa vào tăng số lần hoặc tăng mức độ lỏng của phân mà các bà mẹ cho là bất thường. Người ta đã xác định 3 hội chứng lâm sàng khác nhau của tiêu chảy thể hiện 3 cơ chế bệnh sinh khác nhau đòi hỏi các biện pháp điều trị khác nhau. 2.1. Tiêu chảy phân lỏng cấp tính Thuật ngữ này nói đến bệnh tiêu chảy khởi đầu cấp kéo dài không quá 14 ngày thường dưới 7 ngày phân lỏng hoặc tóe nước không thấy máu. Tiêu chảy phân lỏng cấp tính gây mất nước. Bệnh nhân có thể bị nôn và sốt. Thức ăn đưa vào cơ thể giảm cũng góp phần gây suy dinh dưỡng. Tử vong xảy ra là do mất nước. Các tác nhân quan trọng gây bệnh ở trẻ em tại các nước đang phát triển là Rotavirus ETEC Shigella Campylobacter Jejuni Cryptosporidia và ở một nơi còn gặp Vibrio cholerae 01 Salmonella và Enteropathogenic Escherichia Coli EPEC . 2.2. Hội chứng lỵ Đây là bệnh tiêu chảy thấy có máu trong phân. Tác hại chính của lỵ gồm bệnh nhân chán ăn sụt cân nhanh niêm mạc bị tổn thương do sự xâm nhập của vi khuẩn. Bệnh còn gây ra các biến chứng khác nữa. Nguyên nhân quan trọng nhất của lỵ cấp là Shigella các vi khuẩn khác như Campylobacter Jejuni và ít gặp hơn là E. Coli xâm nhập ETEC hoặc Salmonella. E. Histolytica có thể gây ra hội chứng lỵ nặng ở người lớn nhưng ít gây bệnh hơn cho trẻ em. 2.3. Tiêu chảy kéo dài - Là bệnh tiêu chảy khởi đầu cấp tính nhưng kéo dài bất thường ít nhất là 14 ngày . Bắt đầu mỗi đợt có thể là tiêu chảy phân lỏng cấp hoặc là hội chứng lỵ. Bệnh nhân thường bị sút cân rõ rệt. Lượng phân đào thải cũng có thể nhiều gây nguy cơ mất nước. Không có tác nhân vi sinh vật riêng biệt nào gây tiêu chảy kéo dài. E. Coli bám dính EAEC Shigella và Cryptosporidia có thê có vai trò quan trọng hơn so với các tác nhân