Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phân bố sản xuất

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Phân bố sản xuất, theo tầm vi mô, chính là việc các doanh nghiệp lựa chọn, định vị điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh (xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất ) cho doanh nghiệp mình với mục tiêu tối đa hiệu quả sản xuất – kinh doanh. Đứng trên góc độ vĩ mô, phân bố sản xuất là sự điều tiết lực lượng sản xuất cân đối trong từng ngành, trong từng vùng, hướng dẫn đầu tư đúng định hướng phát triển không gian kinh tế cho từng vùng và cho cả nước thông qua các quyết định, các chính sách, biện. | Cơ cấu đầu tư và phương thức huy động vốn đầu tư có tác động quan trọng đến phát triển kết cấu hạ tầng. Nếu vướng mắc trong cơ cấu đầu tư và phương thức huy động vốn đầu tư thì việc đầu tư sẽ bị kéo dài. Chẳng hạn, các công trình sản xuất điện năng nhằm khai thác các nguồn tiềm năng thiếu đồng bộ, chỉ chú ý phát triển thủy điện mà thiếu coi trọng phát triển nhiệt điện và các nguồn điện năng khác mà ta có tiềm năng, thì việc cung ứng điện cho các nhu cầu sản xuất và đời sống không thể thường xuyên liên tục, sẽ gây ra tình trạng thiếu điện vào mùa khô, gây thiệt hại cho các cơ sở mua điện, ảnh hưởng xấu đến an ninh nguồn điện quốc gia, do đó thiếu sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư khi đưa vốn vào phát triển nguồn điện. Nếu chỉ đầu tư phát triển nguồn điện mà không có đầu tư thích đáng vào phát triển lưới điện thì nhất định sẽ dẫn đến tình trang quá tải, hoặc hạn chế cung cấp điện ở nhiều khu vực, do vậy, vào giờ cao điểm vẫn buộc phải vận hành các cụm điezel tại chỗ với giá thành rất cao, trong khi nguồn điện vẫn có khả năng đáp ứng, tức là đầu tư kém hiệu quả. Đây cũng là một nguyên nhân cản trở tính tích cực của các chủ thể thị trường trong việc đầu tư phát triển nguồn điện.