Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Kiến thức lớp 11 Tự tình – Hồ Xuân Hương-phần 7
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Hồ Xuân Hương, con ông Hồ Sĩ Danh (1706-1783), em cùng cha khác mẹ với quận công Hồ Sĩ Đống (1738-1786), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông Hồ Sĩ Danh đậu cử nhân năm 1732, không ra làm quan, bỏ quê ra dạy học ở vùng Hải Dương, Kinh Bắc, rồi lấy con gái họ Hà làm vợ lẽ, sinh ra Hồ Xuân Hương. | Kiên thức lớp 11 Tự tình - Hồ Xuân Hương-phần 7 HỒ XUÂN HƯƠNG - BẬC CAO THỦ VỀ CÂU ĐỐI Hồ Xuân Hương con ông Hồ Sĩ Danh 1706-1783 em cùng cha khác mẹ với quận công Hồ Sĩ Đống 1738-1786 quê ở làng Quỳnh Đôi huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An. Ông Hồ Sĩ Danh đậu cử nhân năm 1732 không ra làm quan bỏ quê ra dạy học ở vùng Hải Dương Kinh Bắc rồi lấy con gái họ Hà làm vợ lẽ sinh ra Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương sinh trong khoảng những năm 1745 đến 1780 và mất khá lâu trước năm 1842. Có thể hồi nhỏ bà từng sống ít năm ở quê cha nhưng từ khi cha mất bà sống với mẹ ở Thăng Long lúc đầu ở phường Khán Xuân huyện Vĩnh Thuận gần Hồ Tây sau chuyển đến thôn Tiên Thị tổng Tiên Túc huyện Thọ Xương nay là phố Lý Quốc Sư quận Hoàn Kiếm Hà Nội . Lúc trưởng thành bà thường ở một ngôi nhà riêng gần Hồ Tây đặt tên là Cổ Nguyệt Đường do chiết tự chữ Hồ thành hai chữ Cổ và Nguyệt đây có thể là phòng văn hay nơi dạy học cũng là nơi diễn ra các cuộc bình thơ thù tiếp bạn bè. Hồ Xuân Hương không những nổi tiếng là bà chúa thơ Nôm mà còn là một bậc cao thủ về câu đối. Trong thời gian theo cha về Sơn Dương dạy học Hồ Xuân Hương được nhiều cậu Tú anh Nho ngấp nghé chuyện riêng tư. Một hôm nhân ngày Tết Nguyên đán cậu Tú Kình cùng một số thư sinh đem biếu quà Tết cho cụ đồ Hồ Sĩ Danh thân sinh Hồ Xuân Hương bị Hồ Xuân Hương ra câu đối - Tối ba mươi khép cánh càn khôn kẻo nữa ma vương đưa quỷ tới. Tú Kình đối lại - Sáng mồng một mở then tạo hoá để cho thiếu nữ rước xuân vào. Có sách nói cả hai vế câu đối trên là của Hồ Xuân Hương với nội dung