Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
BỐ TRÍ GIAO DIỆN TRONG ỨNG DỤNG WPF

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài 1 BỐ TRÍ GIAO DIỆN TRONG ỨNG DỤNG WPF Bài này giới thiệu cách thức bố trí giao diện trong ứng dụng WPF. Phần đầu sẽ giới thiệu về các dạng panel, một sự đổi mới trong phương thức bố trí giao diện của ứng dụng WPF so với MFC, VB Forms hay ngay cả Windows Forms nhằm tăng tính linh hoạt. Sau đó, các dạng panel thông dụng cùng với đặc tính của chúng sẽ được trình bày thông qua các ví dụ đơn giản. . | Bài 1 BỐ TRÍ GIAO DIỆN TRONG ỨNG DỤNG WPF Bài này giới thiệu cách thức bố trí giao diện trong ứng dụng WPF. Phần đầu sẽ giới thiệu về các dạng panel một sự đổi mới trong phương thức bố trí giao diện của ứng dụng WPF so với MFC VB Forms hay ngay cả Windows Forms nhằm tăng tính linh hoạt. Sau đó các dạng panel thông dụng cùng với đặc tính của chúng sẽ được trình bày thông qua các ví dụ đơn giản. 1 Giới thiệu chung Như đã giới thiệu trong bài mở đầu WPF sử dụng các dạng panel khác nhau để bố trí các phần tử trên giao diện người dùng. Điều này xuất phát từ ý tưởng kết hợp công nghệ giao diện mạnh như Windows Forms với các kỹ thuật sắp đặt layout của trình duyệt nhằm nâng cao tính linh hoạt trong việc bố trí các phần tử trên giao diện. Các công nghệ xây dựng giao diện như VB6 form Access forms. dựa trên nguyên tắc bố trí theo vị trí tuyệt đối. Nghĩa là người lập trình phải xác định giá trị tọa độ góc trên bên trái của một control so với với góc trên bên trái của một form khi muốn đặt nó lên form. Điều này cho phép lập trình viên điều khiển vị trí của control khá dễ dàng nhưng lại thường đòi hỏi một lượng lớn mã trình khi cần thay đổi kích thước form. Đây là phương pháp tiếp cận theo hướng áp đặt imperative trong đó máy tính được chỉ rõ phải làm những bước gì khi nào và theo trình tự nào. Với cách thức bố trí này các điều khiển như Label hay Panel không tự động kéo giãn để phù hợp với kích thước phần nội dung chứa trong nó. Và như vậy n ếu phần nội dung của một Label lớn hơn vùng có thể hiển thị của Label đó thì nội dung này sẽ bị cắt đi hoặc bị che lấp. Trong khi đó các phần tử giao diện Web trên trình duyệt được sắp xếp theo phương thức khai báo declarative trong đó người lập trình chỉ đưa ra những thứ cần làm còn máy tính sẽ giải quyết vấn đề làm như thế nào. Với phương thức này giao diện trên trình duyệt không đòi hỏi mã trình để thay đổi kích thước các vùng chứa containner . HTML cho phép ta định ra một chuỗi các vùng chứa ví dụ như các phần tử div table tr và td để