Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC XÂY DỰNG VÀ BẤT ĐỘNG SẢN – THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Kể từ năm 2007, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam có mức tăng trưởng cao hơn hẳn so với các năm trước, đạt trên 57 tỉ USD (trong 9 tháng đầu năm 2008). So với các năm trước, vốn FDI năm 2008 có hai đặc điểm khác biệt: về quy mô, có rất nhiều dự án đăng ký trên một tỉ USD; về lĩnh vực đầu tư, FDI tập trung nhiều vào lĩnh vực xây dựng và phát triển bất động sản. . | ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC xây DỰNG và bất động sản - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA NGUYỄN THANH NGA A -LẾC-XƠ UA-REN Kể từ năm 2007 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam có mức tăng trưởng cao hơn hẳn so với các năm trước đạt trên 57 tỉ USD trong 9 tháng đầu năm 2008 . So với các năm trước vốn FDI năm 2008 có hai đặc điểm khác biệt về quy mô có rất nhiều dự án đăng ký trên một tỉ USD về lĩnh vực đầu tư FDI tập trung nhiều vào lĩnh vực xây dựng và phát triển bất động sản. Vậy thực trạng và những vấn đề gì đang đặt ra cho nền kinh tế nước ta Theo số liệu thống kê các dự án lớn hàng tỉ USD cũng đã tập trung vào các lĩnh vực xây dựng và bất động sản bên cạnh lĩnh vực lọc dầu và khu liên hợp thép. Chỉ riêng 7 tháng đầu năm 2008 trong số 8 dự án trên một tỉ USD chiếm ba phần tư tổng vốn đăng ký thì 6 dự án về xây dựng và phát triển bất động sản. Điều không thể tránh khỏi là những dự án công nghiệp mới khác sẽ bắt đầu bằng việc xây dựng kết cấu hạ tầng. Trong trung hạn những dự án FDI sẽ biến Việt Nam thành một công trường sôi động. Ở Việt Nam nhu cầu đối với bất động sản vẫn còn cao hơn nhiều so với mức cung. Tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ sử dụng các loại bất động sản đạt gần như 100 . Đây là điều đáng mừng vì FDI tăng trong lĩnh vực xây dựng và phát triển bất động sản là phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước và với chính sách khuyến khích FDI của Chính phủ. Hiện nay nhu cầu đối với các dự án bất động sản như nhà ở khách sạn văn phòng đều cao hơn nhiều so với mức cung. Mặc dù vào năm 2007 giá bán và thuê tất cả các loại bất động sản loại này và các khu đô thị tăng ít nhất là gấp đôi tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội nhưng tỷ lệ sử dụng chúng vẫn đạt gần như 100 . Theo Chiến lược phát triển của Việt Nam diện tích khu vực thành thị sẽ tăng từ 105.000 ha hiện tại lên 460.000 ha năm 2020 và tốc độ đô thị hóa sẽ tăng từ 28 hiện nay lên khoảng 45 vào năm 2025 dân số thành thị khi đó sẽ đạt 46 triệu người. Việt Nam sẽ phải xây .