tailieunhanh - LUẬN VĂN: Giải pháp tăng cường thu hút và triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển lĩnh vực viễn thông tại Tổng công ty Bưu chính Viễn thông của Việt Nam

Từ khi thành lập đến nay, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (sau đây được gọi là Tổng công ty) đã thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực khai thác và kinh doanh các dịch vụ bưu chính, viễn thông, trong đó, lĩnh vực viễn thông chiếm phần lớn doanh thu cũng như tổng vốn đầu tư. Trong điều kiện thiếu về vốn và yếu về kỹ thuật thì việc tăng cường hợp tác quốc tế nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài và công nghệ tiên. | LUẬN VĂN Giải pháp tăng cường thu hút và triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển lĩnh vực viễn thông tại Tổng công ty Bưu chính Viễn thông của Việt Nam Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi thành lập đến nay Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam sau đây được gọi là Tổng công ty đã thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực khai thác và kinh doanh các dịch vụ bưu chính viễn thông trong đó lĩnh vực viễn thông chiếm phần lớn doanh thu cũng như tổng vốn đầu tư. Trong điều kiện thiếu về vốn và yếu về kỹ thuật thì việc tăng cường hợp tác quốc tế nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài và công nghệ tiên tiến là biện pháp chủ yếu mà Tổng công ty đã và đang thực hiện để hiện đại hoá mạng lưới nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng phục vụ của mạng lưới viễn thông Việt Nam tương đương với các nước trong khu vực và trên thế giới. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực viễn thông của Tổng công ty phần lớn đã góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng và phát triển mạng viễn thông Việt Nam. Song việc thu hút và triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển lĩnh vực viễn thông tại Tổng công ty vẫn còn hạn chế và bộc lộ một số tồn tại ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của loại hình đầu tư này. Bên cạnh đó ngoài Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam còn có nhiều doanh nghiệp khác tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông như Công ty cổ phần bưu chính viễn thông Sài Gòn SaigonPostel Công ty cổ phần Viễn thông quân đội Vietel . Hơn nữa hội nhập quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải từng bước mở cửa thị trường dịch vụ viễn thông. Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa kỳ cho phép các Công ty Mỹ sau 5 năm đến 9 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực được phép đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông và có thể chiếm tới 50 vốn pháp định của liên doanh. Theo quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO để có thể gia nhập tổ chức này Việt Nam bắt buộc phải mở cửa các thị trường dịch vụ trong đó có thị trường dịch vụ viễn .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN