Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo cáo: Những giá trị của Nho giáo và ảnh hưởng nho giáo trong đời sống văn hóa xã hội
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nho giáo hình thành ở Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam cách đây hàng ngàn năm. Từ khi hình thành chế độ phong kiến Việt Nam, đặc biệt từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX, các triều đại phong kiến Việt Nam đều sử dụng Nho giáo với tư cách là hệ tư tưởng và là công cụ để trị nước và quản lý xã hội. | Nho giáo đã tồn tại ở nước ta hơn 2000 năm và đã có những ảnh hưởng sâu sắc đời sống xã hội của nước ta. Đó là một nền tảng vững chắc cho xã hội phong kiến Việt Nam trong suốt thời gian dài. Chính vì thế, ngày nay với sự tiếp thu hệ tư tưởng mới – hệ tư tưởng Mac - Lênin với tính đúng đắn khoa học và sự tiến bộ vượt bậc của nó nhưng những tàn dư của hệ tư tưởng cũ vẫn chưa mất đi hoàn toàn. Nó vẫn còn tồn tại dai dẳng và còn có nhiều yếu tố làm cản trở sự phát triển của xã hội. Những tư tưởng cũ bao giờ cũng có tính bảo thủ. Nó tồn tại ngay cả khi cơ sở xã hội của nó đã bị thủ tiêu, chính vì thế mà ngày nay tư tưởng Nho giáo còn gây trở ngại không ít cho sự nghiệp đổi mới của chúng ta trong giai đoạn hiện nay. Ngày nay, để xây dựng chủ nghĩa xã hội mau chóng thắng lợi cần phải quét sạch những tư tưởng không còn phù hợp với giai đoạn hiện nay như tư tưởng đức trị, nhân trị gây trở ngại cho đường lối pháp trị xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa gia đình, chủ nghĩa đồng tộc gây trở ngại cho sự động viên tài năng, tư tưởng trọng quan khinh dân .Tuy mhiên, Nho giáo vẫn cần thiết được kế thừa có chọn lọc, chẳng hạn tinh thần củng cố gia đình và liên gia đình, giữ gìn hiếu lễ, lễ nghĩa, kỉ cương trong gia đình và trong xã hội, giữ gìn sự cân bằng hài hoà trong quan hệ giữa người với người, sống và làm việc có cộng đồng và đặc biệt phát huy tinh thần hiếu học, ý thức trách nhiệm .là rất cần thiết. Kế thừa tinh hoa chọn lọc không có nghĩa là quay trở lại với Nho học.