Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luận văn tốt nghiệp “Việc áp dụng UCP 500, ICC trong “Phương thức tín dụng chứng từ” – Thực trạng và biện pháp”
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Thế giới ngày nay càng ngày càng có khuynh hướng tiến tới sự hoà nhập, hội tụ. Dù muốn hay không, sự mở cửa của nền kinh tế đã làm cho trái đất thực sự trở thành một cộng đồng với đầy đủ ý nghĩa của từ này hơn bao giờ hết. Trong cộng đồng này, các quốc gia là những thành viên chấp nhận sự lệ thuộc và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau vừa công khai vừa vô hình. Sự ràng buộc lẫn nhau trong cộng đồng bắt đầu từ khía cạnh kinh tế. Thương mại quốc tế. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài VIỆC ÁP DỤNG UCP 500 ICC 1993 TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ - THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP. Người thực hiện Trần Thị Thu Hằng LỚp JA2-CN9 Giáo viên hướng dẫn TS. Phạm Duy Liên Hà Nội tháng 5 2003 LỜI MỞ ĐẦU 1 Thế giới ngày nay càng ngày càng có khuynh hướng tiến tới sự hoà nhập hội tụ. Dù muốn hay không sự mở cửa của nền kinh tế đã làm cho trái đất thực sự trở thành một cộng đồng với đầy đủ ý nghĩa của từ này hơn bao giờ hết. Trong cộng đồng này các quốc gia là những thành viên chấp nhận sự lệ thuộc và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau vừa công khai vừa vô hình. Sự ràng buộc lẫn nhau trong cộng đồng bắt đầu từ khía cạnh kinh tế. Thương mại quốc tế là cầu nối xa xưa nhất giữa các vùng và các nước từ thời cổ đại. Nếu thương mại đã từng là người dẫn đường cho chiến tranh thì cũng chính nó là tác nhân giúp cho thế giới ý thức được thì cần có lẫn nhau vì sự tồn tại chung. Hàng hoá của mỗi quốc gia dần dần được buôn bán trên khắp thế giới. Mỗi nước đối với cộng đồng thế giới giống như mỗi thành viên trong mỗi nền kinh tế quốc gia đều là người bán và cũng là người mua. Do họ vừa là người bán vừa là người mua sự tồn tại của nước này cần cho sự tồn tại của các nước khác và ngược lại. Các nước đều phụ thuộc lẫn nhau và đều ý thức một cách tự nhiên rằng mỗi nước không thể phát triển một cách mạnh mẽ và bền vững nếu dựa trên các quan hệ kinh tế bất bình đẳng phương hại đến lợi ích của nhau. Cho đến ngày nay hầu hết nhân dân của gần như tất cả các nước trên thế giới vì tính tất yếu của cuộc sống luôn chỉ quan tâm đến không chỉ tình hình trong nước mà cả tình hình kinh tế và thương mại của quốc tế. Bởi vì những thay đổi ở ngoài biên giới tưởng chừng không có liên quan nhưng kỳ thực nó sẽ lan truyền chấn động ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến đời sống của mỗi người. Nói chung xuất khẩu và nhập khẩu tác động đến tiềm năng sản xuất tổng cầu và thu nhập của mỗi quốc gia. 2 Do vậy xuất phát từ lợi ích kinh .