Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á 2008
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tăng trưởng trung bình và lạm phát gia tăng là những đặc điểm trong tám tháng đầu năm 2008 của nền kinh tế châu Á đang phát triển. Giá cả hàng hóa cao trên thị trường thế giới có khả năng sẽ còn kéo dài và làm tăng thêm áp lực lạm phát vốn bắt nguồn từ nội tại. | CẬP NHẬT TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á 2008 TÓM LƯỢC Ngân hàng Phát triển Châu Á Tóm lược Cập nhật ADO 2008 Tăng trưởng trung bình và lạm phát gia tăng là những đặc điểm trong tám tháng đầu năm 2008 của nền kinh tế châu Á đang phát triển. Giá cả hàng hóa cao trên thị trường thế giới có khả năng sẽ còn kéo dài và làm tăng thêm áp lực lạm phát vốn bắt nguồn từ nội tại. Song kiềm chế lạm phát trong tình hình nền kinh tế toàn cầu đang sụt giảm nghiêm trọng sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của khu vực trong năm 2008 và 2009 Sự hy sinh tăng trưởng trong ngắn hạn này là cần thiết vì lợi ích kinh tế xã hội và chính trị lâu dài. Nếu muốn khu vực châu Á đang phát triển vượt qua được cơn bão toàn cầu, thả neo và bẻ lái để tăng trưởng nhanh hơn trong trung hạn và lạm phát ở mức thấp nhất, quản lý kinh tế vĩ mô thận trọng cùng với những cải cách nhằm giải quyết các nguyên nhân căn bản của cân đối hàng hóa thắt chặt là cần thiết. Thông điệp chính • Tăng trưởng 9% trong năm 2007 của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á là mức tăng trưởng cao nhất trong gần hai thập niên vừa qua. Tuy nhiên, nhiều năm tăng trưởng mạnh với sự hỗ trợ của chính sách tiền tệ dễ dãi đã làm tăng tổng cầu, gây áp lực cao về giá cả. Sự hỗn loạn trên thị trường toàn cầu đã thổi bùng lên ngọn lửa lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng của khu vực châu Á đang phát triển do vậy đã tăng từ 4,3% trong năm 2007 lên 7,8% trong năm 2008 trước khi giảm dần xuống còn 6% vào năm 2009. Sự kết hợp giữa các yếu tố bên ngoài và nội tại này dự kiến sẽ làm tăng trưởng chậm lại còn 7,5% vào năm 2008 và 7,2% năm 2009. • Ở nhiều nước, các yếu tố cầu kéo giá cả tăng cao lên chứ không phải là chi phí đẩy giá cả tăng cao. Do vậy, chính sách tiền tệ đóng vai trò chính trong việc kiềm chế các áp lực giá cả này, và các nền kinh tế trong khu vực cần phải giải quyết vấn đề lạm phát tăng cao bằng cách tăng trưởng chậm hơn trong ngắn hạn. Các ngân hàng trung ương cần áp dụng các biện pháp thắt chặt cần thiết để ngăn chặn lạm phát bám sâu vào .