Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
TỔ CHỨC HỆ THỐNG TRI THỨC TRONG THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO TÍN CHỈ Ở BẬC ĐẠI HỌC

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Tri thức được hiểu là: "Những điều hiểu biết có hệ thống về sự vật nói chung" (Từ điển Tiếng Việt thông dụng - NXB Giáo dục 1998). Có nhiều loại tri thức khác nhau như tri thức khoa học, tri thức kinh nghiệm.v.v. . Tri thức khoa học là những hiểu biết có hệ thống về các đặc điểm, quy luật khách quan của thế giới (tự nhiên, xã hội và tư duy). | Source from http://www.eduf.vnu.edu.vn Prof.Dr. Tran Khanh Duc TỔ CHỨC HỆ THỐNG TRI THỨC TRONG THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO TÍN CHỈ Ở BẬC ĐẠI HỌC PGS.TS TRần Khánh Đức Đại học quóc gia Hà nội Lời nói đầu Phát triển các chương trình đào tạo bậc đại học theo hướng liên thông theo phương thức tích lũy tín chỉ giữa các cấp đào tạo (cử nhân/thạc sĩ/tiến sĩ) trong cùng chuyên ngành hoặc cùng lĩnh vực đã và đang là một vấn đề được sự quan tâm của các cấp quản lý, các nhà giáo, các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục đại học. Luật Giáo dục 2005 đã ghi rõ : "Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học hoặc theo hình thức tích luỹ tín chỉ đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.” ( Điều 6 mục 4 ) Nghị quyết của Chính phủ số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 cũng đã nêu rõ : "Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích luỹ kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước ngoài". Trong quá trình thiết kế, phát triển chương trình đào tạo đặc biệt là các chương trình liên thông vấn đề chọn lọc, tổ chức hệ thống tri thức và kỹ năng phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng cấp và ngành đào tạo nói chung và trong lĩnh vực khoa học-công nghệ nói riêng đồng thời tạo mối liên thông các chương trình đào tạo có vai trò và ý nghĩa quan trọng. I. TRI THỨC VÀ HỆ THỐNG TRI THỨC 1.1. Tri thức và đặc điểm của tri thức Tri thức được hiểu là: "Những điều hiểu biết có hệ thống về sự vật nói chung" (Từ điển Tiếng Việt thông dụng - NXB Giáo dục 1998). Có nhiều loại tri thức khác nhau như tri thức khoa học, tri thức kinh nghiệm.v.v. . Tri thức khoa học là những hiểu biết có hệ thống về các đặc điểm, quy luật khách quan của thế giới (tự nhiên, xã hội và tư duy). Tri thức khoa học được hình thành qua quá trình tư duy khoa học, khái quát, trừu

TÀI LIỆU LIÊN QUAN