Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
PHENOBARBITAL (Kỳ 2)

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Chỉ định: - Ðộng kinh (trừ động kinh cơn nhỏ): Ðộng kinh cơn lớn, động kinh giật cơ, động kinh cục bộ. - Phòng co giật do sốt cao tái phát ở trẻ nhỏ. - Vàng da sơ sinh, và người bệnh mắc chứng tăng Bilirubin huyết không liên hợp bẩm sinh, không tan huyết bẩm sinh và ở người bệnh ứ mật mạn tính trong gan. Chống chỉ định: - Người bệnh quá mẫn với Phenobarbital. - Người bệnh suy hô hấp nặng, có khó thở hoặc tắc nghẽn. - Người bệnh rối loạn chuyển hóa Porphyrin. - Suy gan nặng. Thận trọng: - Người. | PHENOBARBITAL Kỳ 2 Chỉ định - Động kinh trừ động kinh cơn nhỏ Động kinh cơn lớn động kinh giật cơ động kinh cục bộ. - Phòng co giật do sốt cao tái phát ở trẻ nhỏ. - Vàng da sơ sinh và người bệnh mắc chứng tăng Bilirubin huyết không liên hợp bẩm sinh không tan huyết bẩm sinh và ở người bệnh ứ mật mạn tính trong gan. Chống chỉ định - Người bệnh quá mẫn với Phenobarbital. - Người bệnh suy hô hấp nặng có khó thở hoặc tắc nghẽn. - Người bệnh rối loạn chuyển hóa Porphyrin. - Suy gan nặng. Thận trọng - Người bệnh có tiền sử nghiện ma túy nghiện rượu. - Người bệnh suy thận. - Người bệnh cao tuổi. - Không được ngừng thuốc đột ngột ở người bệnh mắc động kinh. - Dùng Phenobarbital lâu ngày có thể gây lệ thuộc thuốc. - Người mang thai và người cho con bú xem phần dưới . - Người bệnh bị trầm cảm. Thời kỳ mang thai Phenobarbital qua nhau thai. Các bà mẹ được điều trị bằng Phenobarbital có nguy cơ đẻ con bị dị tật bẩm sinh cao gấp 2 - 3 lần so với bình thường. Dùng Phenobarbital ở người mang thai để điều trị động kinh có nguy cơ gây nhiều dị tật bẩm sinh cho thai nhi xuất huyết lúc ra đời phụ thuộc thuốc . Nguy cơ dị tật bẩm sinh càng cao nếu thuốc vẫn được dùng mà không cắt được động kinh. Trong trường hợp này cân nhắc giữa lợi và hại vẫn phải cho tiếp tục dùng thuốc nhưng với liều thấp nhất đến mức có thể để kiểm soát các cơn động kinh. Nếu người mẹ không bị động kinh nhưng có dùng Phenobarbital trong thời kỳ mang thai nguy cơ về dị tật ít thấy nhưng tai biến xuất huyết và lệ thuộc thuốc ở trẻ sơ sinh còn là vấn đề đáng lo ngại. Chảy máu ở trẻ sơ sinh cũng giống như chảy máu do bị thiếu hụt Vitamin K và điều trị khỏi bằng Vitamin K. Để đề phòng chảy máu liên quan đến thiếu hụt Vitamin K cần bổ sung Vitamin K cho mẹ tiêm 10 - 20 mg ngày trong tháng cuối cùng của thai kỳ và cho trẻ sơ sinh tiêm 1 - 4 mg ngày trong 1 tuần . Ở trẻ sơ sinh có mẹ đã dùng Barbiturat trong suốt ba tháng cuối thai kỳ có thể có triệu chứng cai .