Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Quy định về thay đổi họ tên
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Theo khoản 1, Điều 27 Bộ luật dân sự 2005, thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây: a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó. | Hỏi: Tôi năm nay 22 tuổi, đang học ở một trường Đại học. Tên của tôi rất dài, gồm 5 chữ, nên đã gây nhiều rắc rối nhầm lẫn. Thầy cô hay gọi thiếu tên trong quá trình học, còn tại các kỳ thi Tiếng Anh vì tên có quá nhiều kí tự nên không đủ để đánh vào ô điền tên trong các bài thi trắc nghiệm. Hơn nữa, tôi là con trai mà tên lại giống con gái nên tôi rất mặc cảm, thiếu tự tin khi giới thiệu tên mình với mọi người. Tôi rất muốn thay đổi tên (hoặc tên đệm) của mình nhưng không biết với trường hợp của tôi có được không? Trường hợp của tôi có được thay đổi tên không, nếu được thủ tục thay đổi như thế nào? (Một bạn đọc) Trả lời: Theo khoản 1, Điều 27 Bộ luật dân sự 2005, thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây: a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó; b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt; c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con; d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại; đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính; g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định. Khoản 1, Điều 36, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định: “Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự.” Như vậy, trường hợp của bạn có thể thay đổi tên, tên đệm theo quy định chúng tôi viện dẫn ở trên. Thủ tục thay đổi tên, tên đệm là một trong những thủ tục về cải chính hộ tịch quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và được hướng dẫn tại Thông tư 01/2008/TT-BTP. Cụ thể: bạn đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi mà trong địa hạt của huyện đó bạn đã được đăng ký khai sinh trước đây để đăng ký việc thay đổi (Theo khoản 2, Điều 37, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, Điều 5, Thông tư 01/2008/TT-BTP thì UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên). Theo Điều 38, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, các giấy tờ chuẩn bị gồm có: a) Tờ khai theo mẫu quy định; b) Bản chính giấy khai sinh của người cần thay đổi; c) Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Chủ tịch UBND cấp huyện ký và cấp cho bạn Quyết định cho phép cải chính hộ tịch. Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày. Sau khi hoàn tất thủ tục thay đổi tên cho bạnUBND cấp Huyện có trách nhiệm gửi thông báo cho UBND cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch (lần đầu) cho bạn về những nội dung thay đổi để ghi tiếp vào sổ hộ tịch lưu tại UBND cấp xã. Ths. Ls NGUYỄN VĂN PHƯỚC (Văn phòng luật sư Huế, www.huelaw.com.vn)