Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
HÓA CHẤT DÙNG TRONG NÔN NGHIỆP- THUỐC BVTV VÀ PHÂN BÓN
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
HCNN - Phân đạm chủ yếu ở 2 dạng: Nitrat (NO3-) và Amôn (NH4+). Cây trồng hấp thu, sử dụng 2 dạng đạm này như thế nào, sự thất thoát khi bón vào ruộng lúa ra sao? Các ứng dụng trong sản xuất phân bón? Đó là những nội dung mà TS Katja Bogdan thuộc Trung tâm nghiên cứu Hanninghof của Tập đoàn phân bón Yara đã trình bày tại cuộc hội thảo mới đây tại Cần Thơ. DẠNG AMÔN THẤT THOÁT NHIỀU HƠN DẠNG NITRAT . | HÓA CHẤT DÙNG TRONG NÔN NGHIỆP- THUỐC BVTV VÀ PHÂN BÓN Đạm nitrat với cây lúa nước HCNN - Phân đạm chủ yếu ở 2 dạng Nitrat NO3- và Amôn NH4 . Cây trồng hấp thu sử dụng 2 dạng đạm này như thế nào sự thất thoát khi bón vào ruộng lúa ra sao Các ứng dụng trong sản xuất phân bón Đó là những nội dung mà TS Katja Bogdan thuộc Trung tâm nghiên cứu Hanninghof của Tập đoàn phân bón Yara đã trình bày tại cuộc hội thảo mới đây tại Cần Thơ. DẠNG AMÔN THẤT THOÁT NHIỀU HƠN DẠNG NITRAT Nghiên cứu của Dobermann Fairhurst cho thấy để có năng suất 6T ha cây lúa cần 162kg N ha trong đó có 115kg N từ phân bón 2kg N từ nước mưa 5kg N từ nước tưới và 40kg N từ cố định khí N2. Tuy nhiên cây chỉ sử dụng 63kg N cho hạt lúa 40kg N cho rơm rạ còn lại 60kg N bị thất thoát do trực di 10kg và bay hơi 50kg . Với dạng đạm Amôn sự thất thoát là do quá trình bay hơi khi NH4 chuyển đổi thành NH3 khí amoniac . Còn với đạm Nitrat sự thất thoát là do quá trình khử nitrat NO3- NO2- N2O N2. Con đường thất thoát nào xảy ra mạnh hơn Hiện tượng bay hơi NH3 xảy ra ngay sau khi chúng ta bón urê hay đạm amôn vào ruộng. Sự thất thoát này phụ thuộc vào nhiệt độ gió và đặc biệt là độ pH của nước ruộng. Ban ngày khi tảo quang hợp thì pH tăng làm tăng sự mất đạm ban đêm lúc tảo hô hấp thì pH giảm sự mất đạm cũng giảm theo. Việc rải phân vào những chân ruộng cạn có mật độ thực vật thủy sinh cao ánh sáng dối dào có thể làm thất thoát đến 60 lượng đạm amôn do bay hơi NH3. Quá trình khử Nitrat trong ruộng lúa diễn ra chậm hơn và xảy ra ở tầng đất khử cách lớp đất mặt chừng 0 5 - 1 cm và dày từ 10 - 20 cm do hoạt động của các vi sinh vật. Đất càng yếm khí thì quá trình khử diễn ra càng mạnh do vậy có một số người tưởng rằng nếu sử dụng đạm amôn hay urê sẽ tránh được hiện tượng khử nitrat và từ đó giảm được sự mất đạm. Trên thực tế thì sự thất thoát đạm qua con đường khử Nitrat ít hơn và chậm hơn so với dạng amôn. Đặc biệt dạng đạm Nitrat lại thích hợp cho cây lúa ở giai đoạn cây cần nhu cầu đạm cao như giai đoạn làm đòng