Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Những vấn đề chung về truyền hình
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng (Mass Communication), hay Mass Media gồm có báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo điện tử phát trên mạng Internet, sản phẩm thông tin của chúng có tính định kỳ hết sức đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó còn có những sản phẩm không định kỳ của truyền thông như các ấn phẩm của ngành xuất bản, các phương pháp truyền thông trực tiếp như: tuyên truyền miệng, quảng cáo, Nội dung và tính chất thông tin đều mang tính phổ cập và có phạm vi. | NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUYỀN HÌNH 1 Khái niệm Hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng Mass Communication hay Mass Media gồm có báo in báo phát thanh báo truyền hình báo điện tử phát trên mạng Internet sản phẩm thông tin của chúng có tính định kỳ hết sức đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó còn có những sản phẩm không định kỳ của truyền thông như các ấn phẩm của ngành xuất bản các phương pháp truyền thông trực tiếp như tuyên truyền miệng quảng cáo . Nội dung và tính chất thông tin đều mang tính phổ cập và có phạm vi tác động rộng lớn trên toàn xã hội. Thuật ngữ truyền hình Television có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp. Theo tiếng Hy Lạp từ Tele có nghĩa là ở xa còn videre là thấy được còn tiếng Latinh có nghĩa là xem được từ xa. Ghép hai từ đó lại Televidere có nghĩa là xem được ở xa. Tiếng Anh là Television tiếng Pháp là Television tiếng Nga gọi là Te ieiỉii .i einie . Như vậy dù có phát triển bất cứ ở đâu ở quốc gia nào thì tên gọi truyền hình cũng có chung một nghĩa. Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỉ thứ XX và phát triển với tôc độ như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay truyền hình là phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình mỗi quốc gia dân tộc. Truyền hình trở thành công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như các lĩnh vực kinh tế - xã hội an ninh quốc phòng. Ở thập kỉ 50 của thế kỉ XX truyền hình chỉ được sử dụng như là công cụ giải trí rồi thêm chức năng thông tin. Dần dần truyền hình đã trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý và giám sát xã hội tạo lập và định hướng dư luận giáo dục và phổ biến kiến thức phát triển văn hóa quảng cáo và các dịch vụ khác. Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại chúng càng thêm hùng mạnh không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng. Công chúng của truyền hình ngày càng đông đảo trên khắp hành tinh. Với những ưu thế về kỹ thuật và công nghệ truyền hình đã làm cho cuộc sống