Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Văn hóa phum sóc của người Khmer Tây Ninh
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết "Văn hóa phum sóc của người Khmer Tây Ninh" giới thiệu về văn hóa của phum sóc là hồn cốt cơ bản nhất để bảo tồn bản sắc của người Khmer. Trong đó vai trò của già làng trưởng bản, sư sãi là hết sức quan trọng. Đó là những người nắm giềng mối của sợi dây văn hóa truyền thống để truyền đời. Bên cạnh đó là những cung cách ứng xử giữa người với người, giữa người với Thần – Phật với thiên nhiên, tất cả tạo thành một thành trì vững chắc để bảo vệ khỏi những lai tạp bên ngoài. Mời các bạn cùng tham khảo! | VĂN HÓA PHUM SÓC CỦA NGƯỜI KHMER TÂY NINH NNC. Đào Thái Sơn56 I. Tóm tắt Nói đến địa bàn cư trú của người Khmer là nói đến phum sóc. Hình thức đơn vị cư trú này có từ rất xa xưa nó thể hiện đặc điểm tâm lý và văn hóa truyền thống của tộc người. Đó là những đơn vị xã hội tự quản lâu đời và dần dần hoàn chỉnh theo thời gian cũng như sự tác động của lịch sử thời đại. Ở Tây Ninh hơn trăm năm trước những phum sóc đã trở thành làng thậm chí là xã và ngày nay hầu hết là các đơn vị ấp. Nhưng nếu quan sát kỹ thì trong mỗi ấp vẫn còn hồn cốt của cấu trúc phum sóc chính vì vậy mà bản sắc từ bao đời này vẫn được giữ gìn một cách nguyên vẹn. Đó là đặc điểm riêng của cộng đồng xã hội Khmer từ mấy trăm năm qua trên vùng biên giới này. Từ khóa Người Khmer Tây Ninh Văn hóa phum sóc Khmer II. Khái quát về người Khmer Tây Ninh Có thể khẳng định một điều người Khmer là dân tộc có mặt sớm nhất trên miền đất phên dậu này. Đó là những phum sóc nhỏ len lỏi giữa rừng già ven bờ sông suối bưng biền hay quanh vùng chân núi. Trải qua mấy trăm năm dâu bể lở bồi người Khmer vẫn bám làng bám đất sinh sống làm ăn. Rồi trong quá trình cộng cư người Khmer đã tiếp nhận nhiều cái mới hòa nhập và phát triển ổn định cho tới ngày hôm nay. Trước TK XIX người Khmer Tây Ninh còn sống theo lối du canh du cư. Bà con sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy và khai thác sản vật từ rừng. Những khoảnh rừng được cải tạo thành nương rẫy để trồng hoa màu và lúa mùa các phum sóc cũng theo đó mà định cư sau năm mười năm đất bạc màu thì di dời đi nơi khác và cứ xoay vòng như thế. Mãi đến sau Hòa Ước năm Nhâm Tuất 1862 người Pháp đặt chân lên khai thác Tây Ninh thì các tổng làng Khmer mới được hình thành với tư cách là những đơn vị hành chính thực thụ. Ngoài những tổng làng của người Việt được Nhà Nguyễn thành lập trước đó thì người Pháp tiến sâu vào các vùng đồng bào dân tộc thiểu số để thành lập các tổng mới và các làng thuộc những tổng này được gọi là làng lâm phần. Theo Địa chí hành chính các tỉnh Nam Kỳ thời Pháp .