Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nâng cao hiệu quả của hệ thống đo mưa sử dụng phương pháp quang học
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật "Nâng cao hiệu quả của hệ thống đo mưa sử dụng phương pháp quang học" được nghiên cứu với mục tiêu đề xuất biểu thức, thuật toán xử lý dữ liệu để tính đường kính và vận tốc tương đương với hình cầu của hạt mưa nhằm nâng cao chất lượng của phương pháp đo đường kính hạt bằng hai xung quang điện; hoàn thiện công nghệ bằng việc thay thế một số thành phần trong mô hình đo gốc rồi từ đó thiết kế, chế tạo thiết bị có thể hoạt động trong thực tế . | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU ĐIỆN TỬ TIN HỌC VÀ TỰ ĐỘNG HÓA - LAI THỊ VÂN QUYÊN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG ĐO MƯA SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP QUANG HỌC Ngành Kỹ thuật điện tử Mã số ngành 9.52.02.03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - NĂM 2022 Công trình được hoàn thành tại Viện NC Điện tử Tin học Tự động hóa Người hướng dẫn 1. PGS.TSKH. Nguyễn Hồng Vũ Người hướng dẫn 2 GS.TS. Viktor Ivanovic Malyugin Phản biện độc lập 1 . . Phản biện độc lập 2 . Phản biện 1 . Phản biện 2 . Phản biện 3 . Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá họp tại Phòng họp tầng 6 Nhà C Viện NC Điện tử Tin học Tự động hóa. Địa chỉ 156A Quán Thánh Ba Đình Hà Nội vào lúc .giờ . ngày tháng . năm 2021 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện - Thư viện Viện NC Điện tử Tin học Tự động hóa - Thư viện Đại học Quốc gia Việt Nam MỞ ĐẦU Hệ thống thiết bị đo mưa cung cấp cho người sử dụng các thông số về hạt mưa như kích thước vận tốc hạt mưa thông số về trận mưa như cường độ mưa lượng mưa. Trong các thông số đó phân bố kích thước hạt mưa có ý nghĩa lớn đối với nhiều ứng dụng như truyền sóng sói mòn đất nghiên cứu khí tượng môi trường vật lý khí quyển đo lường cấu trúc tầng đối lưu . Thiết bị đo mưa chao lật được sử dụng rộng rãi hiện nay không thể đo được các thông số hạt mưa mà cần phải có các dòng thiết bị khác dựa trên nguyên lý cơ học xử lý hình ảnh và hiệu ứng quang học. Khắc phục những nhược điểm như không đo được hạt có vận tốc cao nhiễu môi trường lớn của các thiết bị đo bằng tác động cơ học cồng kềnh khó vận chuyển triển khai lắp đặt giá thành cao của thiết bị đo bằng hình ảnh các thiết bị đo bằng hiệu ứng quang học đã trở thành lựa chọn hợp lý trong đo kích thước hạt mưa. Trong nhóm này đo kích thước tương đương của hạt mưa bằng hai xung quang điện do Kiesewetter D. V. và Malyugin V.I đề xuất được lựa chọn để nghiên cứu nâng cao hiệu quả đo. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu bài toán đo kích thước tương đương của hạt mưa bằng hai xung quang điện. Phạm vi