Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Cơ học lý thuyết Phần 12
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo tài liệu 'cơ học lý thuyết phần 12', kỹ thuật - công nghệ, cơ khí - chế tạo máy phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | -190- Chương13 LÝ THUYẾT VA CHẠM 13.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM VÀ GIẢ THIẾT VỂ VA CHẠM 13.1.1. Đinh nghĩa Va chạm là một quá trình động lực học đặc biệt trong đó vận tốc của vật biến đổi rõ rệt về cả độ lớn và phương chiều trong một thời gian vô cùng bé. Thí du Quả bóng đập vào tường lập tức bắn trở lại búa đập vào đe sẽ dừng lại hẳn hay nẩy lên.v.v. 13.1.1.2. Các đặc điểm và các giả thiết đơn giản hoá - Thời gian va chạm Theo định nghĩa thời gian va chạm là rất nhỏ thực tế thời gian va chạm thường bằng 10-2 giây 10-3 giây hoặc 10-4 giây tuỳ thuộc vào cơ lý tính của vật va chạm. Vì thời gian va chạm rất nhỏ nên được xem là một đại lượng vô cùng bé. Vận tốc và gia tốc cũng theo định nghĩa thì vận tốc của vật thay đổi đột ngột và do đó lượng biến đổi vận tốc Av của vật trong thời gian va chạm là giới nội. Mặt khác theo giả thiết thời gian va chạm là vô cùng bé nên gia tốc trung bình trong quá trình va chạm wtb Av t là đại lượng rất lớn. Trong đó T là thời gian va chạm. Nếu gọi l là đoạn đường dịch chuyển trong thời gian va chạm của vật thì l I vdt vtb.T 0 Vì T là đại lượng vô cùng bé nên l cũng là đại lượng vô cùng bé. Để đơn giản người ta đưa ra giả thiết trong quá trình va chạm cơ hệ không di chuyển vị trí. - Lực và xung lực va chạm -191- Khi va chạm ngoài các lực thường như trọng lực lực cản.v.v. vật còn chịu tác dụng của phản lực nơi tiếp xức Lực tác dụng tương hỗ . Chính lực này là nguyên nhân tạo nên gia tốc chuyển đông của vật trong quá trình va chạm. Lực đó gọi là lực va chạm ký hiệu N. Lực va chạm N khác với lực thường F nó chỉ xuất hiện trong quá trình va chạm không tồn tại trước và sau va chạm. Thường khó xác định trước được lực va chạm nhưng quy luật biến đổi của nó có thể biểu diễn trên hình 13. 1 . Vì gia tốc trong va chạm là rất lớn nên lực va chạm N cũng rất lớn. Thông thường lực va chạm lớn hơn rất nhiều so với lực thường F. Mặt khác lực va chạm lại biến đổi rất rõ trong thời gian va chạm T vô cùng nhỏ nên người ta đánh giá tác dụng của nó qua xung lực. Áp dụng