Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 4: Từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX (Phần 1)
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bộ sách về vùng đất Nam Bộ nghiên cứu khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực của vùng đất phương Nam, từ điều kiện tự nhiên, quá trình lịch sử, dân cư, dân tộc, tôn giáo, thiết chế quản lý xã hội, quá trình Nam Bộ hội nhập với khu vực và quốc tế. Tập 4 của bộ sách trình bày về Nam Bộ từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX, phần 1 này trình bày về khai phá đất đai, xác lập và bảo vệ chủ quyền đàng trong từ đầu thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII. Mời các bạn cùng tham khảo! | BAN BIÊN SOẠN GS. TS. NGUYỄN QUANG NGỌC Chương VIII Chương IX ThS. ĐẶNG NGỌC HÀ Chương I Chương II ThS. VŨ ĐƯỜNG LUÂN Chương III TS. ĐINH THỊ THÙY HIÊN Chương IV ThS. HÀ DUY BIỂN Chương V ThS. ĐỖ DANH HUẤN Chương VI ThS. TỐNG VĂN LỢI PGS. TS. VŨ VĂN QUÂN Chương VII 5 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Vùng đất Nam Bộ với tư cách là một không gian địa lý và địa bàn hành chính thân thuộc thiêng liêng của người dân đất Việt đã trải qua một quá trình hình thành phát triển lâu dài được bồi tụ chủ yếu bởi hai con sông lớn sông Đồng Nai và sông Mêkông. Nơi đây cũng đã từng tồn tại phát tích của nền văn hóa Óc Eo và các vương quốc Phù Nam Chân Lạp phát triển huy hoàng rồi suy tàn theo năm tháng. Từ thế kỷ XVII người Việt từ miền Bắc và miền Trung đã vào đây khai phá dựng làng lập ấp cùng với người dân bản địa chinh phục vùng đất hoang vu nhưng rất trù phú này. Đến thế kỷ XVIII từ tầm nhìn chiến lược và công lao to lớn của các chúa Nguyễn sau này là vương triều Nguyễn xác lập sắp đặt các đơn vị hành chính vùng đất phương Nam giàu có chính thức thuộc chủ quyền của dân tộc Việt Nam đến nay đã được hơn 300 năm. Vùng đất Nam Bộ với cương vực như hiện nay bao gồm cả Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ - đồng bằng sông Cửu Long có 17 tỉnh và hai thành phố trực thuộc Trung ương diện tích tự nhiên hơn 64.000 km2 dân số hơn 33 triệu người với nhiều tộc người tụ cư sinh sống gồm các dân tộc ít người bản địa các dân tộc thiểu số từ Trường Sơn - Tây Nguyên xuống từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào một số ít người từ các nước khác đến nhưng chủ yếu là địa bàn của người Kinh người Hoa người Khmer người Chăm. Về mặt địa lý nhìn từ Bắc vào Nam Đông Nam Bộ giáp cực Nam Trung Bộ từ tỉnh Ninh Thuận giáp Trường Sơn - Tây Nguyên từ các tỉnh Lâm Đồng Đắk Nông có đường biên giới trên đất liền với Campuchia từ Bình Phước tới Hà Tiên có đường bờ biển trải dài từ Ninh Thuận tới đất mũi Cà Mau Biển Đông và từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên biển Tây - vịnh Thái Lan . Nằm ở ngã ba đường giao thông quốc tế Nam Bộ có vị trí địa - kinh tế .