Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nhìn lại các cách hành chức của "cũng" và "vẫn"
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết Nhìn lại các cách hành chức của "cũng" và "vẫn" được nghiên cứu dưới quan điểm của ngôn ngữ học phát ngôn. Trong đó, các từ "cũng" và "vẫn" có chức năng ngữ nghĩa, ngữ dụng, lập luận riêng biệt khác hẳn với quan điểm cho rằng chúng chỉ là những từ đi kèm. Mời các bạn cùng tham khảo. | NGÔN NGỮ SỐ 12 2016 NHÌN LẠI CÁC CÁCH HÀNH CHỨC CỦA CŨNG VÀ VẪN BÙI THỊ HOÀNG ANH Abstract This paper offers an analysis of the uses of cũng vẫn from an enunciative linguistics point of view. Following this approach a semantic hypothesis and typical examples will be used to analyze the functions of these two units . The semantic similarities and differences of these two wordsd in combination with cũng vẫn will also be hightlighted. The paper attempts to demonstrate that each language has its own basic semantics which is always maintained totally or partially in diverse contexts and this semantics plays an important rule in interpreting the utterances. Key words cũng vẫn discursive semantics enunciative linguistics modality. 1. Dẫn nhập Trong không ít các nghiên cứu đề cập đến cũng xem 2.1 hầu hết các tác giả đều có xem xét cũng trong mối tương quan với vẫn và cho rằng hai từ này đều là những từ kèm từ phụ không có chức năng quan yếu trong phát ngôn Nguyễn Kim Thản 1997 6 Đinh Văn Đức 4 Diệp Quang Ban 1 v.v . Nhìn chung các nghiên cứu mới chỉ quan tâm đến chức năng ngữ pháp của từ chưa có tác giả nào đi sâu phân tích giá trị ngữ nghĩa ngữ dụng và nghĩa lập luận của hai đơn vị từ vựng này cũng như chưa nêu lên một cách hệ thống sự khác biệt giữa cũng và vẫn và chưa giải thích vì sao trong tiếng Việt tổ hợp cũng vẫn lại chiếm ưu thế tuyệt đối trong khi vẫn cũng dường như rất hiếm được sử dụng. Dưới quan điểm ngôn ngữ học phát ngôn1 linguistique énonciative bài viết này đề xuất một hướng phân tích khác về hai đơn vị từ vựng này. Chúng tôi Trường Đại học Paris 7. 1 Ngôn ngữ học phát ngôn linguistique énonciative do Antoine Culioli khởi xướng. Đường hướng này cho rằng phát ngôn không phải là hành động của chủ thể phát ngôn sản xuất ra lời nói mà là quá trình được tạo lập từ sự sắp đặt các hình thái bao gồm cả vần luật cấu tạo lên lời nói. Theo đó phát ngôn là sự tổng hoà của các yếu tố xác định mà các hình thái tạo lời là các dấu vết. Không phải chủ thể phát ngôn cũng .