tailieunhanh - Báo cáo OXFAM: Nhìn nhận lại về tăng trưởng bao trùm Châu Á: Làm thế nào để APEC vươn tới nền kinh tế không ai bị bỏ lại phía sau

Tháng 11 năm 2017, các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam. Báo cáo "Nhìn nhận lại về tăng trưởng bao trùm Châu Á: Làm thế nào để APEC vươn tới nền kinh tế không ai bị bỏ lại phía sau" phân tích phương cách để các nhà lãnh đạo APEC có thể tận dụng cơ hội của hội nghị này, hoạch định một hướng đi mới – hướng tới một nền kinh tế không phải chỉ cho một số ít mà cho tất cả mọi người. Mời các bạn cùng xem và tìm hiểu. | BÁO CÁO OXFAM THÁNG 11/2017 Một công nhân làm việc trong nhà máy may tại Việt Nam. Oxfam đã phỏng vấn nhiều công nhân, cả phụ nữ và nam giới, những người phải làm 12 giờ một ngày, sáu ngày một tuần. Mặc dù phải làm quá tải như vậy, họ vẫn phải chấp nhận một mức lương bèo bọt sống qua ngày, để sản xuất ra những bộ quần áo cho một số thương hiệu bậc nhất thế giới. Ảnh: Eleanor Farmer/Oxfam NHÌN NHẬN LẠI VỀ TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM Ở CHÂU Á Làm thế nào để APEC vươn tới nền kinh tế không ai bị bỏ lại phía sau Vào tháng 11 năm 2017, các nhà lãnh đạo sẽ tập trung tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam. Trong nhiều thập kỷ qua, khu vực Châu Á đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng và giảm nghèo ấn tượng, nhưng bất bình đẳng đang gia tăng và lợi ích tăng trưởng ngày càng tích tụ vào nhóm giàu nhất. Báo cáo này phân tích phương cách để các nhà lãnh đạo APEC có thể tận dụng cơ hội của hội nghị này, hoạch định một hướng đi mới – hướng tới một nền kinh tế không phải chỉ cho một số ít mà cho tất cả mọi người. TÓM LƯỢC Thời điểm các lãnh đạo tập trung tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam vào tháng 11 năm 2017 cũng chính là khi khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ở khu vực này đang nới rộng hơn bao giờ hết. Sau nhiều thập kỷ dẫn đầu thế giới về tăng trưởng, giúp mọi người trong khu vực đều được hưởng lợi, ngày nay châu Á đang trở thành khu vực của những cá nhân cực giàu và cực nghèo. Một minh chứng rõ ràng cho nhận định này là tình trạng bất bình đẳng về tài sản trong các nền kinh tế thành viên APEC ở châu Á. • Tại In-đô-nê-xi-a, bốn người giàu nhất có khối tài sản lớn hơn 100 triệu người nghèo nhất1 • Tại Việt Nam, thu nhập trong một năm của 210 người siêu giàu dư sức để đưa 3,2 triệu người thoát nghèo, chấm dứt nghèo cùng cực 2 • Tại mười hai quốc gia (chiếm 82% dân số toàn khu vực), khoảng cách giữa người giàu và người nghèo đang ngày càng gia .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.