Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tích hợp tiếp cận SPUR với phân loại MATH để đánh giá việc hiểu và áp dụng hàm mũ trong giải toán
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết trình bày một số kết quả liên quan đến việc tích hợp tiếp cận đa chiều SPUR với phân loại tư duy MATH để thiết kế các bài tập ứng với những cắt lớp tư duy từ thấp đến cao, nhằm khắc sâu việc hiểu toán qua giải quyết vấn đề toán ở trên lớp. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC HUẾ HNKHT 2018 TÍCH HỢP TIẾP CẬN SPUR VỚI PHÂN LOẠI MATH ĐỂ ĐÁNH GIÁ VIỆC HIỂU VÀ ÁP DỤNG HÀM MŨ TRONG GIẢI TOÁN NGUYỄN CÔNG THỦY Trường THPT Hắc Dịch Bà Rịa - Vũng Tàu Học viên Cao học Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế Email nguyencongthuybrvt@gmail.com Tóm tắt Bài báo trình bày một số kết quả liên quan đến việc tích hợp tiếp cận đa chiều SPUR với phân loại tư duy MATH để thiết kế các bài tập ứng với những cắt lớp tư duy từ thấp đến cao nhằm khắc sâu việc hiểu toán qua giải quyết vấn đề toán ở trên lớp. Những kết quả đã thực sự mang lại hiệu quả trong việc hỗ trợ giáo viên đứng lớp biên soạn các hoạt động toán phù hợp với đối tượng để tạo môi trường giúp học sinh tự đánh giá việc hiểu và áp dụng hàm số mũ trong giải toán ở những mức độ tư duy khác nhau. Từ khóa Tích hợp SPUR và MATH đánh giá việc hiểu và áp dụng giải toán hàm số mũ. 1. MỞ ĐẦU Nhiều nhà giáo dục toán đã nhận ra tầm quan trọng của việc sử dụng các tiếp cận nhiều chiều để đánh giá việc học các nội dung toán của học sinh. Đối với giáo viên toán đứng lớp việc vận dụng các phân loại tư duy phù hợp với trình độ của học sinh sẽ giúp thiết kế được những bài toán tương ứng với trình độ để nuôi dưỡng tư duy toán cho học sinh. Freudental 1983 đã xem xét những cách khác nhau mà một chủ đề toán học được vận dụng và những tiếp cận khác nhau đó đã dẫn đến những cách hiểu toán khác nhau. Mỗi học sinh sẽ có cách tiếp cận của riêng mình phù hợp với trình độ đang có và kiến thức được học. Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ NRC 2001 đã xác định các trình độ toán học cơ bản như là một cái cây có năm nhánh bện vào nhau thành thạo quy trình suy luận thích ứng hiểu khái niệm lên kế hoạch giải hiệu quả và có năng lực đưa ra phương án giải quyết vấn đề. Năm nhánh này có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình học sinh phát triển khả năng toán học. Nhiều học sinh thường hay sử dụng các tiếp cận đại số hoặc giải tích để giải toán nhưng cũng có nhiều học sinh khác lại thích dùng các