Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu khả năng nâng cao độ chính xác độ cao trắc địa quốc gia nhờ việc giải quyết bài toán bình sai phép nối mạng lưới GNSS và hệ quy chiếu toạ độ không gian quốc gia VN2000-3D
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết khoa học này đã nghiên cứu cơ sở lý thuyết của bài toán bình sai ghép nối mạng lưới GNSS vào Hệ quy chiếu tọa độ không gian quốc gia và tiến hành tính toán thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm trong bài báo đã chỉ ra rằng, độ chính xác độ cao trắc địa đã được nâng lên cỡ 4 lần sau khi thực hiện bình sai ghép nối. | Nghiên cứu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NÂNG CAO ĐỘ CHÍNH XÁC ĐỘ CAO TRẮC ĐỊA QUỐC GIA NHỜ VIỆC GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN BÌNH SAI PHÉP NỐI MẠNG LƯỚI GNSS VÀ HỆ QUY CHIẾU TOẠ ĐỘ KHÔNG GIAN QUỐC GIA VN2000-3D LƯƠNG THANH THẠCH Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Trong quá trình xây dựng Hệ quy chiếu tọa độ không gian quốc gia mạng lưới GNSS phủ trùm tạm gọi là mạng lưới GNSS hạng A có vị trí rất quan trọng. Các trị đo của mạng lưới GNSS hạng A đóng vai trò như các trị đo dư nên sau khi bình sai ghép nối dựa vào các điểm trùng độ chính xác độ cao trắc địa của các điểm mặt đất sẽ được nâng lên - đây là một trong những yêu cầu rất quan trọng đặt tiền đề cho việc xây dựng Hệ quy chiếu tọa độ không gian quốc gia. Bài báo khoa học này đã nghiên cứu cơ sở lý thuyết của bài toán bình sai ghép nối mạng lưới GNSS vào Hệ quy chiếu tọa độ không gian quốc gia và tiến hành tính toán thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm trong bài báo đã chỉ ra rằng độ chính xác độ cao trắc địa đã được nâng lên cỡ 4 lần sau khi thực hiện bình sai ghép nối. 1. Đặt vấn đề Trong bài báo khoa học này sử dụng 2 thuật ngữ đó là điểm mặt đất và điểm trùng . Cụ thể thuật ngữ điểm mặt đất để chỉ các điểm Thiên văn Trắc địa hạng I II quốc gia được thành lập bằng các phương pháp đo đạc truyền thống trên mặt đất thuật ngữ điểm trùng để chỉ rằng điểm trắc địa vừa có tọa độ trong mạng lưới GNSS hạng A vừa có tọa độ trong mạng lưới Thiên văn - Trắc địa hạng I II quốc gia của Hệ quy chiếu tọa độ không gian quốc gia VN2000-3D. Trong tài liệu Hà Minh Hòa Đặng Hùng Võ và nnk 2005 đã đề xuất xây dựng hệ tọa độ động quốc gia Dynamic Reference System ở Việt Nam mà thực chất là xây dựng Hệ quy chiếu tọa độ không gian quốc gia gắn kết chặt chẽ với Khung quy chiếu Trái đất quốc tế ITRF. Xây dựng Hệ quy chiếu tọa độ không gian quốc gia là nội dung quan trọng trong Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 33 2008 QĐ -TTg ngày 27 02 2008 của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở