Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nhân học về sự khác biệt văn hóa: Phần 2

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nối tiếp phần 1, phần 2 cuốn sách Nhân học về sự khác biệt văn hóa có kết cấu nội dung gồm phần còn lại của cuốn sách, giới thiệu diền dã dân tộc - phương pháp nghiên cứu đặc trưng của nhân học, những ứng dụng của nhân học và công việc của các nhân học. Mời các bạn cùng tham khảo! | 3. ĐIỀN DÃ DÂN TỘC HỌC - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG CỦA NHÂN HỌC Một phương pháp đặc biệt phù hợp để phát hiện và lý giải sự khác biệt văn hóa Trong chương 2 tôi đã tổng thuật những cách giải thích phổ biến nhất mà các nhà nhân học đã sử dụng để lý giải sự khác biệt văn hóa. Nhưng câu hỏi đặt ra là họ đã đi đến những kết luận những cách giải thích đó bằng cách nào Đương nhiên các nhà nhân học không thể tưởng tượng ra những cách giải thích ấy. Họ cũng không thể ngồi trong văn phòng trong thư viện và giải thích tại sao văn hóa con người lại khác nhau. Để làm được điều đó họ phải thực sự tiến hành nghiên cứu sự khác biệt. Trong chương này tôi sẽ cho thấy các nhà nhân học nghiên cứu sự khác biệt văn hóa như thế nào thông qua việc phân tích phương pháp nghiên cứu đặc trưng của nhân học thường gọi là nghiên cứu điền dã dân tộc học ethnographic fieldwork một phương pháp đặc biệt hiệu quả trong việc tìm hiểu nguyên nhân của sự khác biệt văn hóa trên thế giới. Ba nguyên tắc cơ bản của điền dã dân tộc học Trong quá trình nghiên cứu các nhà nhân học sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau bao gồm cả các phương pháp phổ biến của khoa học xã hội như điều tra xã hội học bằng bảng hỏi các thống kê định lượng cũng như các tài liệu lưu trữ và sử liệu học. Tuy nhiên trên tất cả phương pháp nghiên cứu chủ đạo và đặc trưng của nhân học là phương pháp điền dã dân tộc học ethnographic fieldwork . Một nghiên cứu điền dã dân tộc học điển hình phải thỏa mãn ba điều kiện. Thứ nhất nhà nghiên cứu phải sống cùng cộng đồng nghiên cứu. Trong thời gian đó nhà nhân học sẽ cùng ăn cùng ở cùng làm việc với người dân để có thể quan sát và trải nghiệm cuộc sống của họ một cách trực tiếp và cận cảnh. Về cơ bản các nhà nhân học hiện nay nhất trí rằng người đặt nền móng và xây dựng các tiêu chuẩn căn bản của điền dã dân tộc học hiện đại là một trong những người sáng lập nền Nhân học Anh Bronislaw Malinowski. Và tiêu chuẩn đầu tiên mà ông đặt ra chính là phải nghiên cứu trực tiếp và cận cảnh. .