Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Kể chuyện danh nhân Việt Nam (Tập 5): Phần 2

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Tập 4 của bộ sách Kể chuyện danh nhân Việt Nam mang tên Danh nhân quân sự Việt Nam. Trong phần 2 của ebook này, chúng ta sẽ được biết về Hoàng Hoa Thám: Ba mươi năm bền gan kháng Pháp; Tôn Thất Thuyết: Xướng nghĩa Cần Vương, dựng cờ cứu nước; Phan Đình Phùng: Tinh thần một thác rạng trăng sao; Nguyễn Duy Hiệu: Chớ đem thành bại luận anh hùng; Đinh Công Tráng: Dựng lũy Ba Đình bền gan chống Pháp; Nguyễn Thiện Thuật: Linh hồn khởi nghĩa Bãi Sậy; Võ Nguyên Giáp: Danh tướng “từ nhân dân mà ra”. Mời các bạn cùng đón đọc. | BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM Hoàng Hoa Thám Ba mươi năm bền gan kháng Pháp Năm giờ sáng ngày 1 9 1858 thực dân Pháp ngang ngược nổ súng tấn công thành phố Đà Nẵng - mở đầu cho công cuộc xâm lược Việt Nam. Để từ đó trong lịch sử nước Pháp tồn tại một vết ô nhục không thể nào tẩy xóa được. Như một ngẫu nhiên của lịch sử lúc đó tại làng Dị Chế xã Minh Khai huyện Chân dung Hoàng Hoa Thám 1858-1913 Tiên Lữ Hưng Yên có một đứa trẻ mới chào đời. Tiếng khóc oa oa lên như cọp rống. Cậu bé có tên là Hoàng Hoa Thám. Lớn lên Thám gia nhập đội nghĩa quân của Trần Xuân Soạn. Nhờ có sức khỏe và tài trí mưu lược nên thời gian sau Thám được giao chỉ huy một toán quân vài chục người. Nhưng gươm cùn mắc ngắn không thể chống chọi lại với tàu chiến đạn đồng của giặc Pháp đội quân Trần Xuân Soạn bị dìm trong máu. Thám bơ vơ đi tìm minh chủ mới. Nghe đồn ở Yên Thế có một hào phú Thám liền phóng ngựa đi 156 TẬP 5 DANH NHÂN QUÂN SỰ VIỆT NAM tìm. Tay hào phú đứng đầu hàng ước ở đó là Ba Phức. Sau khi được yết kiến Thám cùng Ba Phức bàn bạc việc quân thì lấy làm tâm đắc lắm. Thám nhận Ba Phức làm cha nuôi và trở thành cánh tay phải của ông bất cứ việc lớn nhỏ nào Ba Phức cũng đều hỏi qua ý kiến của Thám. Ngày 12 3 1884 nghe tin Pháp sẽ đánh lấy Bắc Ninh Ba Phức hạ lệnh tế cờ khao quân rồi đem quân xuống đó tung hoành một phen. Đánh được vài trận nhưng trứng làm sao chọi được với đá Quân của Ba Phức tan vỡ. Ba Phức và Thám kéo tàn quân đi tìm Hoàng Đình Kinh - tục gọi Cai Kinh - một lãnh tụ của phong trào Cần Vương đang dấy binh ở núi Đồng Nãi. Sau khi Ba Phức và Thám tìm đến nơi tham gia vài trận đánh lớn Cai Kinh nhận thấy Thám là người tâm phúc và mưu trí hơn người nên cử ông làm Đề Đốc từ đó mọi người quen gọi là Đề Thám. Chiến đấu dưới ngọn cờ của Cai Kinh không lâu thì Cai Kinh bị giặc Pháp bắt và chém đầu vào ngày 6 7 1888. Nhân dân thương tiếc ông nên đã lấy tên ông đặt cho dãy núi Đồng Nãi mà ông từng đóng quân là núi Cai Kinh. Lúc bấy giờ ở Yên Thế đang vang dội tên tuổi .