Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Vận dụng dạy học phân hóa trong môn Sinh học 8
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết trình bày khái quát một số định nghĩa về dạy học phân hóa và đề xuất quy trình vận dụng tổ chức dạy học phân hóa, trình bày bằng một minh họa cụ thể trong giảng dạy một chủ đề của chương Tuần hoàn - Sinh học lớp 8. | BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI 10.15625 vap.2020.000147 VẬN DỤNG DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG MÔN SINH HỌC 8 Phan Thị Thu Dung Tóm tắt Dạy học phân hóa là một phương pháp dạy học trong đó người học được phân hóa thành các nhóm học tập khác nhau phù hợp với năng lực nhận thức và phong cách học tập của bản thân. Để áp vận dụng dạy học phân hóa vào trong giảng dạy giáo viên cần thiết kế các hoạt động học tập khác nhau phù hợp với mỗi nhóm phong cách học tập để giúp người phát huy tối đa khả năng của bản thân. Trong bài viết này chúng tôi khái quát một số định nghĩa về dạy học phân hóa và đề xuất quy trình vận dụng tổ chức dạy học phân hóa trình bày bằng một minh họa cụ thể trong giảng dạy một chủ đề của chương Tuần hoàn - Sinh học lớp 8. Từ khóa Dạy học phân hóa năng lực nhận thức phong cách học tập. 1. MỞ ĐẦU Dạy học phân hóa DHPH đã được nghiên cứu bởi các nhà giáo dục học ở rất nhiều nước trên thế giới và trong đó có Việt Nam. Song song với dạy học học tích cực DHPH được coi là cách thức dạy học hiệu quả. Khi thiết kế các hoạt động theo hướng DHPH cần phải xây dựng và tổ chức các hoạt động học tập khác nhau đảm bảo tính phù hợp về năng lực nhận thức NLNT phong cách học tập PCHT của mỗi HS trong lớp học. DHPH trong môn Sinh học cho phép GV lập kế hoạch giảng dạy một cách có chủ đích và hệ thống nhằm phát huy tối đa tiềm năng năng lực có sẵn của mỗi cá nhân HS về từng kiểu trí tuệ năng lực nhận thức phong cách học tập và mức độ hứng thú học tập. Trong công tác tổ chức DHPH giúp GV hướng tới việc điều chỉnh PPDH hình thức tổ chức dạy học kiểm tra đánh giá sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh giúp người học hứng thú phát triển tối đa năng lực của bản thân và tiến bộ đi lên trong quá trình học tập. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Nghiên cứu các tài liệu liên quan để làm cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn cho đề tài. Các tài liệu xây dựng cơ sở lí luận bao gồm Tài .