Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Các yếu tố kinh hóa trong quan hệ dòng họ của người tày tại xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mối quan hệ Tày - Việt được thiết lập từ sớm trong lịch sử và ngày càng trở nên khăng khít thông qua việc cư trú xen kẽ, trao đổi, buôn bán, giao lưu văn hóa, quan hệ hôn nhân, Quá trình đó đã tác động và làm biến đổi quan hệ dòng họ người Tày tại xã Quang Lang theo xu hướng Kinh hóa. Từ tổ chức dòng họ, thực hành tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa, tương trợ trong các nghi lễ vòng đời ở đây đều có sự ảnh hưởng, tiếp biến văn hóa của người Kinh. | TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 48 2021 5 CÁC YẾU TỐ KINH HOÁ TRONG QUAN HỆ DÒNG HỌ CỦA NGƯỜI TÀY TẠI XÃ QUANG LANG HUYỆN CHI LĂNG TỈNH LẠNG SƠN Tạ Thị Anh Học viện Chính trị khu vực I Tóm tắt Mối quan hệ Tày - Việt được thiết lập từ sớm trong lịch sử và ngày càng trở nên khăng khít thông qua việc cư trú xen kẽ trao đổi buôn bán giao lưu văn hoá quan hệ hôn nhân Quá trình đó đã tác động và làm biến đổi quan hệ dòng họ người Tày tại xã Quang Lang theo xu hướng Kinh hoá. Từ tổ chức dòng họ thực hành tín ngưỡng sinh hoạt văn hoá tương trợ trong các nghi lễ vòng đời ở đây đều có sự ảnh hưởng tiếp biến văn hóa của người Kinh. Các dòng họ người Tày đang vận động theo hướng vừa duy trì bảo tồn văn hoá phong tục tập quán truyền thống vừa tiếp nhận những giá trị văn hoá mới của tộc người khác. Tuy nhiên quá trình này cũng đặt ra một số vấn đề như làm phai nhạt mai một văn hoá dòng họ truyền thống. Từ khoá Quan hệ dòng họ quan hệ tộc người dân tộc Tày. Nhận bài ngày 4.3.2021 gửi phản biện chỉnh sửa duyệt đăng ngày 20.3.2021 Liên hệ tác giả Tạ Thị Anh Email taanh92@gmail.com 1. MỞ ĐẦU Người Tày được khẳng định là một trong những chủ nhân đầu tiên của nước Việt cổ đã hợp nhất với người Việt lập nên Nhà nước Âu Lạc nhà nước đầu tiên ở Việt Nam Bế Viết Đẳng 1996 . Trong lịch sử đã diễn ra quá trình người Tày ngày càng tiếp xúc hòa nhập về văn hóa ngôn ngữ với người Việt và phân hóa dần với người Choang ở vùng Lưỡng Quảng Trung Quốc. Nếu như ở thời kỳ đầu hình thành nhà nước Âu Lạc một bộ phận người Tày cổ hóa Việt thì ngược lại trong suốt gần 10 thế kỷ của các triều đại phong kiến Việt Nam sau này nhiều quan lại người Việt lên vùng Đông Bắc trấn giữ hay những dòng họ cá nhân thất thế tìm lên vùng núi nương náu lại bị Tày hóa Hà Đình Thành 2010 . Ở thời kỳ hiện đại quê hương Việt Bắc của người Tày trở thành căn cứ cách mạng giúp cho sự tiếp xúc Tày Việt lại càng được tăng cường. Kể từ sau Đổi mới đến nay cùng chung xu hướng biến đổi của các tộc người ở nước ta quan hệ xã hội của người Tày .