Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nuôi dưỡng năng khiếu trẻ như thế nào?

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Dù có năng khiếu nhưng bé cần cố gắng nhiều. Nuôi dạy trẻ là việc khó khăn và vất vả; nuôi dạy trẻ năng khiếu lại càng khó khăn, vất vả hơn. Theo các nhà tâm lý học, với trẻ năng khiếu, cần nhấn mạnh đến sự cố gắng, chứ không phải trí thông minh hay tài năng. | Nuôi dưỡng năng khiếu trẻ như thế nào Dù có năng khiếu nhưng bé cần cố gắng nhiều. Nuôi dạy trẻ là việc khó khăn và vất vả nuôi dạy trẻ năng khiếu lại càng khó khăn vất vả hơn. Theo các nhà tâm lý học với trẻ năng khiếu cần nhấn mạnh đến sự cố gắng chứ không phải trí thông minh hay tài năng. Thông minh và vâp ngã Là một học sinh xuất sắc Nam dễ dàng đạt điểm giỏi trong các kỳ thi. Khi Nam thắc mắc tại sao các bạn cùng lớp không được điểm cao như vậy ba mẹ Nam đã nói vì Nam có năng khiếu đặc biệt. Tuy nhiên khi vào lớp 7 Nam bỗng mất hứng thú học hành và bị lưu ban. Ba mẹ cố gắng giúp Nam lấy lại sự tự tin bằng cách thường xuyên nói Nam rất thông minh. Tuy nhiên họ hết sức thất vọng khi cậu quý tử tuyên bố học là một việc rất buồn tẻ và vô nghĩa . Như một hệ quả đa số chúng ta cho rằng trí thông minh hay năng khiếu vượt trội cùng với niềm tin vào chúng là chìa khóa dẫn đến thành công. Tuy nhiên trên thực tế các nghiên cứu mới nhất lại cho thấy nhấn mạnh quá mức tới tài năng khiến con người trở nên yếu ớt trước thất bại sợ thách thức và thiếu chí vượt khó. Nam là một trường hợp điển hình. Do được người lớn nhấn mạnh đến năng khiếu và sự thông minh trong Nam và những học sinh như Nam xuất hiện niềm tin ẩn giấu rằng trí thông minh là bẩm sinh và cố định sự cố gắng không quan trọng bằng năng khiếu. Niềm tin đó khiến Nam xem thử thách hay thất bại thậm chí cả nhu cầu cố gắng là mối đe dọa hơn là cơ hội để hoàn thiện bản thân. Không chỉ vậy những lời khen có cánh như cách cha mẹ Nam đã làm còn ngăn chặn người đã trưởng thành khai thác hết những tiềm năng được tạo hóa ban .