Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan trong dạy học chương II - Số học 6

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Đề tài này giúp học sinh có được hệ thống kiến thức cơ bản về số nguyên nhằm nâng cao năng lực học môn toán, giúp các em tiếp thu, lĩnh hội tri thức một cách chủ động sáng tạo, làm công cụ giải quyết các bài toán về số nguyên và các bài toán liên quan đến nó. Gây hứng thú cho học sinh khi làm bài tập trong sách giáo khoa, sách tham khảo. | Kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan trong dạy học chương II - Số học 6 PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Nhu cầu của xã hội đối với việc dạy học trước đây nặng nề về truyền thụ kiến thức thì nay đã thiên về việc hình thành những năng lực hoạt động cho học sinh.Việc đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục để có thể đào tạo cho đất nước những con người thực sự năng động và sáng tạo. Vì nay chúng ta chú trọng đến việc hình thành những năng lực hoạt động cho học sinh nên trước biển kiến thức mênh mông của thực tế cuộc sống chúng ta phải biết định hướng cách đổi mới kiểm tra đánh giá. Một trong những đổi mới đó là kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan.Trong lĩnh vực giáo dục trắc nghiệm khách qua đã được sử dụng rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới ở nước ta trắc nghiệm khách quan được sử dụng trong các kỳ thi tuyển sinh cao đẳng đại học trong kỳ thi kết thúc học phần của một số trường.Trắc nghiệm khách quan ngày càng được áp dụng rộng rãi do tính ưu việt của nó. Trong một đơn vị thời gian nhất định chúng ta có thể kiểm tra được nhiều vấn đề sửa được nhiều sai lầm thường gặp của học sinh áp dụng được nhiều phương tiện hiện đại trong việc chấm trả bài thông qua đócũng khẳng định được tính ưu việt của phương pháp dạy học mới. Ởcác trường THCS trắc nghiệm khách quan cũng đã được áp dụng trong kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên qua thực tế dạy học khi dự giờ một số đồng nghiệp tôi thấy việc kiểm tra đánh giá học sinh vẫn theo cách truyền thống mỗi giờ học chỉ kiểm tra được một vài học sinh học sinh thì căng thẳng thiếu hứng thú. Khi xem một số đề kiểm tra của đồng nghiệp bản thân tôi thấy yêu cầu chưa cụ thể câu hỏi chưa rõ ràng nội dung chưa đa dạng không nhằm vào kiến thức và kĩ năng cơ bản chưa chỉ ra được những sai lầm của học sinh thường mắc phải mà chỉ mới dừng lại ở mức độ đúng sai. Việc tạo hứng thú trong học tập cho học sinh nhất là học sinh lớp 6 là một trong những yêu cầu quan trọng trong đổi mới phương pháp .