Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ứng xử sư phạm

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Cuốn sách này nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên và việc đi sâu tìm hiểu những tri thức sư phạm là rất cần thiết, đặc biệt là hệ thống những tri thức và kỹ năng giao tiếp sư phạm trong hoạt động thường nhật của người giáo viên. Cuốn sách này không đi sâu tìm hiểu các cơ sở triết học, tâm lý học hoạt động ứng xử mà chủ yếu sẽ tập trung làm sáng tỏ bản chất của ứng xử trong giao tiếp giữa thầy và trò theo quan điểm hoạt đông và giáo dục, đồng thời cũng chỉ ra một số khó khăn mà giáo viên thường gặp phải khi giải quyết các tình huống sư phạm trong hoạt động ứng xử. | NGND TRỊNH TRÚC LÂM GS - TS KH NGUYỄN VĂN HỘ ỨNG XỬ SƯ PHẠM NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI LỜI NÓI ĐẦU Để nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên việc đi sâu tìm hiểu những tri thức sư phạm là rất cần thiết đặc biệt là hệ thống những tri thức và kỹ năng giao tiếp sư phạm trong hoạt động thường nhật của người giáo viên. Ở nước ta đã không ít các tác giả đề cập tới vấn đề này từ các sách giáo khoa giảng dạy ở các bậc học1 cho đến sách chuyên khảo và cả những cuốn sách mang tính ứng dụng trong các lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp khác nhau2 . Tuy nhiên do tính chất đặc biệt đa dạng và tế nhị trong hoạt động giao tiếp mỗi cuốn sách vẫn chỉ bao gồm một phần nhỏ trong tri thức và các kỹ năng có liên quan tới vấn đề. Cho dù như vầy song trong thực tế mỗi cuốn sách đã bổ sung thêm khả năng tư1 duy sư phạm tạo ra nhiều cơ sở khoa học cho các hoạt động thực tiễn của người làm công tác giáo dục. Với ý nghĩa đó của sự tìm kiếm chúng tôi cũng cô gắng đưa ra một hệ thống kiến thức sư phạm về một bộ phận của hoạt động giao tiếp giữa chủ thể giáo viên với một chủ thể khác học sinh trong quá trình giải quyết các tình huống sư phạm đó là hoạt động ứng xử. Những vấn đề mà chúng tôi đề cập tới trong cuốn sách sẽ không đi sâu tìm hiểu các cơ sở triết học tâm lý học hoạt động ứng xử mà chủ yếu sẽ tập trung làm sáng tỏ bản chất của ứng xử trong giao tiếp giữa thầy và trò theo quan điểm hoạt đông và giáo dục đồng thời cũng chỉ ra một số khó khăn mà giáo viên thường gặp phải khi giải quyết các tình huống sư phạm trong hoạt động ứng xử. Do giới hạn về kinh nghiệm chúng tôi chỉ đề cập tới ứng xử sư phạm trong nhà trường PTTH giữa thầy và trò trong hoạt động giáo dục và giáo dưỡng ở trường học. Chắc chắn trong quá trình biên soạn cuốn sách chúng tôi không tránh khỏi những khiếm khuyết về nội dung và hình thể tập thể tác giả chúng tôi mong được các bạn đọc và đồng nghiệp góp ý chúng tôi xin chân thành cảm ơn. PGS - TSKH Nguyễn Văn Hộ NGND PGS - TSKH Trịnh Trúc Lâm 1 Giao tiếp sư phạm. .