Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đặc tính cơ học của đất yếu được xử lý bằng gia tải trước kết hợp thoát nước thẳng đứng
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu chính của luận án là khuyến nghị về áp dụng phương pháp xác định ĐCK phù hợp cho các giai đoạn cố kết và đề nghị bố trí quan trắc hợp lý để nâng cao hiệu quả quan trắc. Lựa chọn các hàm dự báo các chỉ tiêu cơ học của đất (chỉ số nén Cc, chỉ số nở Cs) áp dụng phù hợp cho địa chất các vùng đồng bằng của Việt Nam trong trường hợp không có điều kiện thí nghiệm xác định trực tiếp. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI NGUYỄN HỒNG TRƯỜNG NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH CƠ HỌC CỦA ĐẤT YẾU ĐƯỢC XỬ LÝ BẰNG GIA TẢI TRƯỚC KẾT HỢP THOÁT NƯỚC THẲNG ĐỨNG Chuyên ngành Địa kỹ thuật xây dựng Mã số chuyên ngành 62-58-60-01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI NĂM 2017 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Thủy lợi Người hướng dẫn khoa học 1 PGS.TS Nguyễn Hữu Thái Người hướng dẫn khoa học 2 TS Nguyễn Tiếp Tân Phản biện 1 Phản biện 2 Phản biện 3 Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại Trường Đại học Thủy lợi - số 175 Tây Sơn Đống Đa Hà Nội vào lúc giờ ngày tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Thủy lợi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở nước ta nền đất yếu phân bố rộng ở đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long các vùng ven sông ven biển. Đặc điểm của loại đất này là bão hòa nước hệ số rỗng lớn khả năng chịu tải nhỏ biến dạng lớn và kéo dài theo thời gian. Trong tương lai nhu cầu phải giải quyết đa dạng các bài toán xử lý nền đất yếu luôn tăng lên do quỹ đất dành cho xây dựng ngày càng hạn hẹp.Với nền đất yếu của các vùng có chiều dày lớn diện xử lý rộng yêu cầu rút ngắn thời gian cố kết lún phương pháp xử lý nền bằng thiết bị thoát nước thẳng đứng được xem là một phương pháp xử lý hiệu quả. Về lý thuyết dùng bấc thấm là nhằm tăng nhanh độ cố kết ĐCK của đất dưới tác dụng của tải trọng đắp do đó tăng nhanh được cường độ chống cắt của nền khiến cho tốc độ đắp có thể tăng nhanh. Nhưng thực tế các sự cố công trình cho thấy mặc dù được xử lý bằng bấc thấm nếu không khống chế tốc độ đắp hoặc không dự báo đúng tốc độ tăng cường độ chống cắt của đất yếu thì sự mất cân bằng giữa tải trọng đắp với cường độ chống cắt trong đất yếu vẫn sẽ xảy ra. Trong trường hợp đó có sử dụng bấc thấm và cả lưới địa kỹ thuật trên nền đắp thì cũng không có tác dụng và việc lạm dụng các biện pháp đó trở nên lãng phí vô ích. Qua các báo cáo sự cố công trình nhận thấy các