Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tìm hiểu mức độ tiếp cận của sinh viên trước sự kiện Việt Nam hội nhập cộng đồng kinh tế Đông Nam Á (AEC) năm 2015
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết tìm hiểu thực trạng về mức độ nhận thức của sinh viên cũng như mức độ tiếp cận của sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh trước sự kiện Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế Đông Nam Á (AEC) trong nền kinh tế hiện nay, sự kiện này đang nhận được sự quan tâm của hầu hết mọi người, đặc biệt là có ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của các bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên. | Hội thảo khoa học sinh viên lần IX năm 2016 TÌM HIỂU MỨC ĐỘ TIẾP CẬN CỦA SINH VIÊN TRƯỚC SỰ KIỆN VIỆT NAM HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ĐÔNG NAM Á AEC NĂM 2015 SV Trương Ngô Quỳnh Trân Phạm Thị Thu Thảo Khoa Khoa học xã hội và nhân văn 1. Lý do chọn đề tài Cộng đồng kinh tế ASEAN tiếng Anh ASEAN Economic Community viết tắt AEC là một khối kinh tế khu vực của 10 quốc gia thành viên ASEAN chính thức được thành lập vào ngày 31 tháng 12 năm 2015 khi bản tuyên bố thành lập chính thức có hiệu lực. Theo một báo cáo của tổ chức lao động quốc tế ILO thì AEC sẽ tạo ra 14 triệu việc làm mới. Đồng thời AEC ra đời sẽ biến 10 thị trường riêng lẻ thành 1 thị trường duy nhất. AEC là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN cộng đồng chính trị - an ninh cộng đồng kinh tế và cộng đồng văn hóa - xã hội là cơ chế hợp tác có hiệu lực từ ngày thành lập với quy mô dân số trên 600 triệu người và GDP khoảng 2.500 tỷ USD Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 . Theo cơ chế này bên cạnh dòng hàng hóa dịch vụ vốn đầu tư vốn nguồn lao động di chuyển tự do giữa các nước ASEAN là nguồn lao động có kỹ năng. Một thị trường lao động nói chung và một phân khúc thị trường lao động có trình độ cao lao động có kỹ năng sẽ nhanh chóng được hình thành trong AEC. Việt Nam là một thành viên của ASEAN cho nên việc lao động di chuyển giữa các nước thành viên trong đó có Việt Nam là tất yếu và cũng là cơ hội để quá trình hội nhập và cạnh tranh trên phân khúc thị trường lao động có kỹ năng. Cạnh tranh trên thị trường lao động sẽ trở nên gay gắt và sự tham gia của lao động nước ngoài trên thị trường lao động Việt Nam cũng tất yếu. Phân tích về nguồn nhân lực Việt Nam của Liên Hợp Quốc cho thấy Việt Nam đang ở trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng giai đoạn 2010-2040 và theo kinh nghiệm các nước đây là giai đoạn nền kinh tế có khả năng cất cánh để trở thành nước công nghiệp. Giai đoạn này của Việt Nam tương tự với Indonesia và Malaysia. Có thể nói đây là thời điểm tốt nhất để nguồn nhân lực Việt Nam có thể tham gia .