Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đặc điểm di truyền của loài Sơn đào (Melanorrhoea Usitata Wall.) ở Việt Nam trên cơ sở phân tích trình tự gen trnL và rbcL
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết với mục tiêu định danh một cách chính xác mẫu thu được cũng như góp phần tạo lập cơ sở dữ liệu di truyền cho việc quản lý các loài quý hiếm, đang bị đe doạ của Việt Nam, chúng tôi tiến hành giải mã trình tự gen rbcL; trnL của loài Sơn đào. | . TIỂU BAN TÀI NGUYÊN SINH VẬT ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN CỦA LOÀI SƠN ĐÀO MELANORRHOEA USITATA WALL. Ở VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH TRÌNH TỰ GEN TRNL VÀ RBCL Nguyễn Xuân Quyền1 2 Trần Thị Phƣơng Anh2 3 Nguyễn Thế Cƣờng2 4 Nguyễn Thị Phƣơng Trang2 4 Nguyễn Thị Hồng Mai2 4 Hoàng Lê Tuấn Anh5 1 Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an 2 Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 3 Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 4 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 5 Viện Nghiên cứu khoa học Miền Trung Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Sơn đào Melanorrhoea usitata Wall. thuộc họ Xoài Anacardiaceae R. Br. là loài phân bố hẹp có giá trị về mặt khoa học kinh tế và y học do có gỗ tốt và dùng làm thuốc. Tuy nhiên hiện nay loài này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do mức độ suy giảm nơi sống và khai thác quá mức được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam 2007 ở phân hạng Sẽ nguy cấp - VU. Mặc dù vậy cho đến nay chưa có bất kỳ công trình nào nghiên cứu riêng về loài này ở Việt Nam. TrnL và rbcL là 2 trong số 7 vùng gen lục lạp được thế giới khuyên dùng cho việc định danh và nghiên cứu mối quan hệ tiến hoá. CBOL Plant working group 2009 . Để giúp định danh một cách chính xác mẫu thu được cũng như góp phần tạo lập cơ sở dữ liệu di truyền cho việc quản lý các loài quý hiếm đang bị đe doạ của Việt Nam chúng tôi tiến hành giải mã trình tự gen rbcL trnL của loài Sơn đào. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu lá và hoa loài Sơn đào mang số hiệu HNNY_1180 được N.X.Quyền và N.T.Cường thu ngày 18 5 2016 tại Vườn Quốc gia VQG Bạch Mã xã Lộc Trì huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế toạ độ N 160 08 31.8 E 1070 47 39.2 ở độ cao 128m. Mẫu được lưu tại Phòng tiêu bản thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Viện Hàn lâm KHCNVN. Tách chiết ADN tổng số Mẫu được nghiền trong nitrogen lỏng -196 C thành dạng bột mịn lấy 100mg bột để tách ADN tổng số sử dụng kit tách Dneasy plant mini kit Qiagen Đức . Nhân bản