tailieunhanh - Đặc điểm di truyền ba loài sao đang bị đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam

Bài viết này trình bày kết quả giải mã trình tự ba vùng gen lục lạp, đó là rbcL, matK và psbA-trnH nhằm chỉ ra sự khác biệt về di truyền giữa hai loài này, nhằm hỗ trợ cho phân loại học hình thái và bổ sung cơ sở dữ liệu di truyền về ba loài thuộc chi Hopea của Việt Nam. | TAP CHI SINH HOC 2014, 36(3): 316-322 Đặc điểm diDOI: truyền của ba loài sao (Hopea) ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN BA LOÀI SAO (Hopea) ĐANG BỊ ĐE DỌA TUYỆT CHỦNG Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Phương Trang1*, Trần Thu Hương1, Ludwig Triest2, Nguyễn Minh Tâm3 1 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *ntptrang@ 2 Trường đại học Tự Do, Bỉ 3 Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TÓM TẮT: Sao hòn gai (Hopea chinensis Hand-Mazz), Sao hải nam (Hopea hainanensis Merr. & Chun) và sao mặt quỷ (Hopea mollissima ) là những loài cây lấy gỗ có giá trị cao về khoa học và y học. Hiện nay, nhóm cây này đều đang bị khai thác quá mức và có tên trong danh sách các loài đang bị đe dọa. Đặc biệt, H. chinensis và H. mollissima là hai loài có nhiều đặc điểm hình thái rất giống nhau, khó phân biệt ngoài tự nhiên. Bài báo này trình bày kết quả giải mã trình tự ba vùng gen lục lạp, đó là rbcL, matK và psbA-trnH nhằm chỉ ra sự khác biệt về di truyền giữa hai loài này, nhằm hỗ trợ cho phân loại học hình thái và bổ sung cơ sở dữ liệu di truyền về ba loài thuộc chi Hopea của Việt Nam. Kết quả cho thấy, có 6 vị trí sai khác nucleotide được tìm thấy giữa hai loài H. chinensis và H. mollissima, theo đó khoảng cách di truyền giữa hai loài này là 2%. Số nucleotit sai khác giữa loài H. hainanensis và H. chinensis là 7, khoảng cách di truyền của H. hainanensis với H. chinensis và H. mollissima lần lượt là 4% và 6%. Từ khóa: Hopea, matK, psbA-trnH, rbcL, chỉ thị phân tử. MỞ ĐẦU Ở Việt Nam, do giá trị thương mại và nhu cầu của người dân địa phương, những loài cây thuộc họ Dầu thường bị khai thác mạnh, đặc biệt các loài thuộc chi Sao (Hopea). Sao hòn gai (Hopea chinensis) và Sao mặt quỷ (H. mollissima) là hai loài có phân bố hẹp, nhiều tài liệu đã khẳng định chỉ tìm thấy sao hòn gai ở Việt Nam và Trung Quốc [1, 2, 9, 18]. Gỗ sao hòn gai, sao mặt quỷ và sao hải nam bền, cứng, không bị mối mọt nên được sử dụng trong đóng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.