Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về giáo dục
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Người đã từng tố cáo mạnh mẽ chế độ thực dân với chính sách “làm cho dân ngu để dễ cai trị” và gieo rắc một nền giáo dục “chỉ làm hư hỏng mất tính nết của người đi học, chỉ dạy cho họ một lòng trung thực giả dối, chỉ biết dạy cho họ biết sùng bái những kẻ mạnh hơn mình, chỉ dạy cho thanh niên yêu một tổ quốc nhưng không phải tổ quốc của mình và đang áp bức mình”. Bài viết này giới hạn trong việc tìm hiểu những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về giáo dục. | Đại học Huế Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Bác Hồ với giáo dục Thành phố Huế ngày 26 tháng 8 năm 2019 NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC Nguyễn Thị Thanh Huyền 1. Đặt vấn đề Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Người đã từng tố cáo mạnh mẽ chế độ thực dân với chính sách làm cho dân ngu để dễ cai trị và gieo rắc một nền giáo dục chỉ làm hư hỏng mất tính nết của người đi học chỉ dạy cho họ một lòng trung thực giả dối chỉ biết dạy cho họ biết sùng bái những kẻ mạnh hơn mình chỉ dạy cho thanh niên yêu một tổ quốc nhưng không phải tổ quốc của mình và đang áp bức mình 1. Bên cạnh tố cáo nền giáo dục thực dân Người đã thức tỉnh và định hướng cho một nền giáo dục sau khi nước nhà giành được độc lập đó là một nền giáo dục kiểu mới của nhân dân do nhân dân và vì nhân dân. Bài viết này giới hạn trong việc tìm hiểu những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về giáo dục. 2. Nội dung 2.1. Giáo dục toàn dân - nâng cao dân trí Một quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh là giáo dục tạo ra sức mạnh của dân tộc vì một dân tộc dốt là một dân tộc yếu 2. Do vậy sau khi giành được độc lập phải khẩn trương nâng cao dân trí bằng kế hoạch giáo dục toàn dân làm sao cho dân ta ai cũng được học hành . Người khẳng định công việc đầu tiên là phải thanh toán nạn mù chữ vì đó là bước đầu nâng cao trình độ văn hóa . Ngày 04-10-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi Chống nạn thất học gửi tới toàn thể quốc dân đồng bào Muốn giữ vững nền độc lập muốn làm cho dân mạnh nước giàu mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình bổn phận của mình phải có kiến thức mới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc biết viết chữ quốc ngữ. Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ hãy góp sức vào TS Khoa Lý luận chính trị Trường Đại học Khoa học Đại học Huế. 1 Hồ Chí Minh 1981 Toàn tập Tập 2 Nxb. Sự Thật Hà Nội tr.127. 2 Hồ Chí Minh 1995 Toàn tập Tập 4 Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội tr.8. 37 Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo Bác Hồ với giáo dục