Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Sinh thái học: Mô hình xác suất hiện diện đa loài cho quần xã chim kiếm ăn ở mặt đất ở khu vực trung Trường Sơn
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận văn tìm hiểu sự phân bố và hiện trạng của các loài chim kiếm ăn ở mặt đất ở năm khu vực nghiên cứu thuộc cảnh quan Trung Trường Sơn dựa trên dữ liệu thu được từ khảo sát bẫy ảnh có hệ thống. Tìm hiểu sự ảnh hưởng của các yếu tố con người và tự nhiên đến quần xã chim sống ở mặt đất; giải đoán phân bố của từng loài và độ giàu loài ở mức độ cảnh quan. | 1 LỜI CẢM ƠN Tôi xin cảm ơn Viện nghiên cứu Động vật hoang dã Leibniz đã hỗ trợ về kinh phí kỹ thuật và hậu cần tổ chức WWF Việt Nam tổ chức WWF Lào ban quản lý và các cán bộ dự án CarBi Vườn quốc gia Bạch Mã Khu bảo tồn Sao la Quảng Nam Khu bảo tồn Sao la Huế đã hỗ trợ cho các đội khảo sát thực địa Bộ Giáo dục và Khoa học của Cộng Hòa Liên Bang Đức đã hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật cho nghiên cứu này BMBF FKZ 01LN1301A Point Defiance Zoo amp Aquarium Safari Club International và Critical Ecosystem Partnership Fund đã tài trợ kinh phí cho dự án nghiên cứu. Tôi chân thành cảm ơn TS. Andreas Wilting TS. Trần Thị Anh Đào TS. Rahel Sollmann Andrew Tilker TS. Jesse Abrams TS. Jürgen Niedballa và Tejas Bhagwat đã hỗ trợ về kỹ thuật cố vấn về khoa học hỗ trợ về phân tích dữ liệu cũng như góp ý hoàn thiện luận văn và tất cả các thành viên đội khảo sát bao gồm Đặng Công Viên Võ Văn Sáng Nguyễn Đăng Trung các cán bộ kiểm lâm và người địa phương ở năm khu vực nghiên cứu đã tham gia và làm việc trong điều kiện thực địa rất khó khăn. 2 TÓM TẮT Cảnh quan Trung Trường Sơn là một khu vực có mức độ đa dạng và đặc hữu đặc biệt về nhóm chim. Sự đa dạng các loài chim ở Trung Trường Sơn đã và đang chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc mất sinh cảnh và khai thác quá mức. Tình trạng săn bắt là một trong những mối đe dọa phổ biến nhất đối với quần xã các loài chim các loài chim thuộc bộ Sẻ bị bắt để bán làm cảnh và các loài thuộc bộ Gà đang bị suy giảm do tình trạng sử dụng bẫy dây phanh với quy mô lớn. Mục tiêu trước tiên của nghiên cứu này là đánh giá hiện trạng của các loài chim kiếm ăn ở mặt đất ở khu vực Trung Trường Sơn và mục tiêu thứ hai là tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài này ở mức độ cảnh quan. Dữ liệu về quần xã chim được thu thập bằng phương pháp bẫy ảnh theo hệ thống ở năm khu vực nghiên cứu thuộc Việt Nam và Lào. Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài chim mô hình xác suất hiện diện của quần xã được xây dựng cho các loài chim kiếm ăn ở