Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh trong dòng chảy xứ Thanh
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh lấy điện Lam Kinh (xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân) là trung tâm nhưng phạm vi lan tỏa trên địa bàn nhiều xã lân cận thuộc các huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Thường Xuân (Thanh Hóa). Đây là một không gian tích tụ các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể nổi bật. Có thể thấy rằng, không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh thấm đẫm “hơi thở” của triều đại Lê sơ và mang dấu ấn văn hóa cung đình đậm nét trên nhiều phương diện. | NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI KHÔNG GIAN LỊCH SỬ - VĂN HÓA LAM KINH TRONG DÕNG CHẢY XỨ THANH NCS. Lưu Thị Ngọc Diệp1 Tóm tắt Không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh lấy điện Lam Kinh xã Xuân Lam huyện Thọ Xuân là trung tâm nhưng phạm vi lan tỏa trên địa bàn nhiều xã lân cận thuộc các huyện Thọ Xuân Ngọc Lặc Thường Xuân Thanh Hóa . Đây là một không gian tích tụ các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể nổi bật. Có thể thấy rằng không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh thấm đẫm hơi thở của triều đại Lê sơ và mang dấu ấn văn hóa cung đình đậm nét trên nhiều phương diện. Hào khí Lam Sơn cùng sự hiện hữu của di sản văn hóa Lam Kinh đã tạo cho nơi đây trở thành một không gian lịch sử liền mạch và một vùng văn hóa đa dạng đặc sắc trở thành một chủ lưu trong dòng chảy lịch sử - văn hóa xứ Thanh. Từ khóa Di sản giá trị văn hóa không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh xứ Thanh. 1. Sự hình thành không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh 1.1. Cơ sở xác định không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh Từ đầu thế kỷ 19 khi ngành khoa học Địa văn hóa có những thành tựu nhất định thì lý thuyết về khu vực lịch sử - văn hóa không gian văn hóa không gian lịch sử - văn hóa vùng văn hóa bắt đầu được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Theo các nhà dân tộc học Xô Viết Khu vực lịch sử - văn hóa hay là khu vực lịch sử - dân tộc học là một vùng địa lý ở đó phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình lịch sử lâu dài giữa họ diễn ra những giao lưu ảnh hưởng qua lại khăng khít do vậy ở đó hình thành nên những đặc trưng văn hóa chung về vật chất cũng như tinh thần vận mệnh lịch sử các dân tộc ấy gắn bó mật thiết với nhau 5 tr.7 . Ở Việt Nam một số nhà nghiên cứu đã có những công trình nghiên cứu mang tính thực nghiệm lý thuyết vùng văn hóa áp dụng vào Việt Nam. Theo GS.TS. Ngô Đức Thịnh không gian văn hóa như là một không gian địa lý xác định mà ở đó một hiện tượng hay một tổ hợp hiện tượng văn hóa nảy sinh tồn tại biến đổi và chúng liên kết với nhau như một hệ thống 4 tr.10 . Theo GS.TSKH. Vũ Minh Giang không .