tailieunhanh - Không gian văn học Thăng Long - Hà Nội

Một phần rất quan trọng của lịch sử văn học Việt Nam là bộ phận văn học ra đời trong không gian Thăng Long - Hà Nội. Chính những đặc trưng của không gian văn hóa Thăng Long - Hà Nội đã có vai trò định hình các “trào lưu”, “khuynh hướng” của văn học Việt Nam trong lịch sử. Mời các bạn cùng tìm hiểu không gian văn học Thăng Long - Hà Nội qua bài viết sau. | HỘI THẢO KHOA HỌC QUốC TÊ KỶ NIÊM 1000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI PHAT TRIỂN BỀN VỮNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI VÀN HIẾN ANH HÙNG VI HOÀ BÌNH KHÔNG GIAN VĂN HỌC THĂNG LONG - HÀ NỘI PGS. TS Trần Nho Thìn Một phần rất quan trọng - nếu như không muốn nói là quan trọng nhất - của lịch sử văn học Việt Nam là bộ phận văn học ra đời trong không gian Thăng Long - Hà Nội. Chính những đặc trưng của không gian văn hoá Thăng Long - Hà Nội đã có vai trò định hình các trào lưu khuynh hướng của văn học Việt Nam trong lịch sử. Nói đến văn học Thăng Long - Hà Nội thì trước hết phải nói đến cái nôi của kẻ sỹ trí thức tác giả văn học. Không phải đợi đến Lê Thánh Tông mới có chủ trương tôn vinh kẻ sỹ trân trọng họ như là nguyên khí của quốc gia . Ngay từ kỳ thi năm 1304 đời Trần lấy 44 người đỗ Thái học sinh triều đình đã áp dụng hình thức tôn vinh kẻ sỹ dẫn ba người đỗ đầu ra cửa Long Môn của Phượng Thành đi du ngoạn đường phố ba ngày 1. Tất nhiên đỉnh cao của sự tôn vinh học vấn và trí tuệ vẫn thuộc về triều Lê với việc năm 1484 quyết định dựng bia tại Văn Miếu khắc tên các Tiến sỹ từ năm Đại Bảo 1442 . Vô số các thiên ký sự tuỳ bút thi ca nói đến các kỳ thi diễn ra tại Thăng Long từ đội ngũ trí thức bốn phương dồn tụ về này mới có các kỳ bình văn bình thơ mới có những hoạt động xướng hoạ thi ca lúc đầu của vua tôi Lê Thánh Tông sau tổ chức tại nhà Giám rồi mở rộng ra toàn Kinh đô tạo thành không khí sinh hoạt văn học đầy sinh sắc không nơi đâu có được. Thiên ký sự Quốc học bình văn Cuộc bình văn trong nhà Giám - Vũ trung tuỳ bút -Phạm Đình Hổ kể lại khoảng đời Cảnh Hưng những năm 1784 - 1785 hàng tháng trước ngày mùng một và rằm lại có bình văn tại nhà Quốc học. Tất nhiên đây là kiểu sinh hoạt có tính chính thống với sự tham dự của các văn nhân thi sỹ và các quan lại triều đình. Bên cạnh kiểu sinh hoạt có tính quan phương này còn có những hình thức câu lạc bộ văn học mà Lê Hữu Trác đã tham dự và kể lại khá tỉ mỉ trong Thượng kinh ký sự. Ông cho biết hồi cuối thế kỷ XVIII khi ông có mặt ở Thăng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.