Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghề làm nón ở huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) nửa đầu thế kỉ XIX
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Thị trường tiêu thụ của nghề làm nón ở Đức Thọ được mở rộng khắp địa bàn Nghệ Tĩnh và nhiều nơi trong nước. Tổ chức sản xuất ở các làng nghề chủ yếu theo hộ gia đình, có sự phân công lao động khá rõ nét. Sự phát triển của nghề làm nón cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân làng nghề và cả yếu tố cảnh quan, môi trường. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. Science. 2010 Vol. 55 No. 7 pp. 109-114 NGHỀ LÀM NÓN Ở HUYỆN ĐỨC THỌ HÀ TĨNH NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX Lê Hiến Chương Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Đặt vấn đề Huyện Đức Thọ nằm ở phía bắc tỉnh Hà Tĩnh tách khỏi Nghệ An từ năm 1831 có quá trình hình thành phát triển từ lâu đời. Đầu đời Nguyễn Đức Thọ lúc này có tên La Sơn là 1 trong 6 huyện của phủ Đức Quang thuộc trấn Nghệ An. Trong nhiều thế kỉ đây cũng là vùng đất gạo trắng nước trong nhiều bề làm ăn . Án ngữ trên lưu vực sông La hợp lưu của sông Ngàn Phố Ngàn Sâu sông Lam hợp lưu của sông Cả và sông La Đức Thọ còn là nơi trên bến dưới thuyền tấp nập. Trong nền kinh tế truyền thống của huyện lĩnh vực thủ công nghiệp đóng vai trò quan trọng với nhiều ngành nghề và làng nghề có quy mô lớn nổi tiếng trong tỉnh. Đầu thế kỉ XIX theo thống kê trong sách Đại Nam nhất thống chí và sách Nghệ An kí ở Đức Thọ có 9 làng nghề lớn với 6 nghề Dệt vải lụa làm đồ gốm làm đồ mộc đóng thuyền ép dầu và làm nón lá 7 220-221 4 220-221 . Số lượng nghề và làng nghề ở Đức Thọ trong so sánh với tổng số nghề và làng nghề ở Nghệ An Hà Tĩnh có tỉ lệ lần lượt là 50 và 18 cao nhất so với các huyện ở khu vực này. Trong số các nghề thủ công truyền thống ở Đức Thọ nghề làm nón đã hình thành từ lâu đời. Vào thế kỉ XIX loại nón lá sản xuất ở đây là những sản phẩm nổi tiếng tinh xảo bền chắc được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài huyện thu hút một số lượng lớn lao động ở địa phương. 2. Nội dung nghiên cứu Nửa đầu thế kỉ XIX nghề làm nón ở Đức Thọ chủ yếu tập trung ở thôn Yên Hội - xã Yên Đồng và thôn Vạn Phúc Đông - xã Việt Yên Thượng. Theo truyền thống thôn Yên Hội chuyên sản xuất loại nón bằng quai thao còn gọi là nón Hạ người ngoài tỉnh quen gọi là nón Nghệ nón Dâu do các cô dâu thường sử dụng trong ngày cưới hoặc nón Thượng do bán nhiều ở chợ Thượng thôn Vạn Phúc Đông chuyên sản xuất loại nón chóp nhọn còn gọi là nón Thượng. Tên gọi nón Hạ và nón Thượng còn gắn liền với hai trung tâm buôn bán nón lớn nhất trong huyện